Thời điểm này, trên chợ mạng bắt đầu xuất hiện rất nhiều tiểu thương bán hạt thốt nốt tươi An Giang. Chị Vân Anh, một tiểu thương tại vùng Bảy Núi (An Giang) chia sẻ, năm nào cứ đến thời điểm tháng 3 đến tháng 6 dương lịch là chị lại bán thốt nốt tươi.
Mận hậu Sơn La đầu mùa bao to, giòn, ngon giá 100 ngàn/kg vẫn hút khách mua, bán online được vài chục kg/ngàyĐọc ngay
Theo chị Vân Anh cho biết, thốt nốt tươi là một đặc sản của vùng Bảy Núi quê chị. Nhìn bên ngoài, cây thốt nốt giống hệt với cây dừa và lá cọ. Thế nhưng loại quả của cây này rất ngon khiến ai đến đây đều muốn thưởng thức.
"Cây thốt nốt đơm hoa kết quả quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng sáu. Hạt thốt nốt không chỉ có thể ăn tươi được mà còn được dùng để nấu chè, làm đường và làm món bánh bò thốt nốt ngon khó cưỡng.
Rất nhiều khách ở Sài Gòn cũng như Hà Nội, Đà Nẵng cứ vào mùa hạt thốt nốt lại đặt hàng nhà mình. Bởi thốt nốt nhà mình cam đoan luôn là thốt nốt tươi và chuẩn An Giang", chị Vân Anh nói.
Người phụ nữ này cũng cho biết, hạt thốt nốt tươi 100% được tách vỏ sau khi thu hoạch vẫn giữ được lớp vỏ lụa. So với hạt đác thì giá trị dinh dưỡng của thốt nốt còn cao hơn hẳn. Hạt thốt nốt giúp thanh độc, giải nhiệt, tốt cho xương khớp, người mắc chứng bí tiểu, hay tiểu đường ăn vào cực tốt.
"Khác với hạt đác, hạt thốt nốt có thể ăn trực tiếp không cần chế biến. Bóc ăn trực tiếp, ai cũng cảm nhận độ ngọt thanh dịu nhẹ tự nhiên, tươi, mát khó cưỡng. Ăn không bạn sẽ thấy thịt hạt mềm màu trắng đục, có độ dẻo nhẹ, tan trong miệng. Hoặc bà nội trợ mua về có thể nấu nồi nước đường nâu tách nhẹ lớp vỏ lụa thả thốt nốt vào là đã có cốc chè thốt nốt. Khi ăn chỉ cần cho thêm chút đá là được", chị Vân Anh khẳng định.
Cũng theo chị Vân Anh, một 1kg hạt thốt nốt tươi nhà chị bán với giá 110 ngàn đồng/kg. Hạt thốt nốt tươi khi mua về nhà có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh 7 ngày và bảo quản ở ngăn đông trong 90 ngày.
"Ngoài hạt thốt nốt tươi, mình cũng bán thốt nốt rim đường với giá 190k/1kg, nước thốt nốt tươi 40k/1 chai", chị Vân Anh chia sẻ.
Mấy năm trước, chị Quyên, 30 tuổi ở Hà Nội một lần vào An Giang công tác. Tại đây lần đầu tiên chị được thưởng thức chè thốt nốt thơm ngon, giòn sần sật. Khi về Hà Nội chị đã mua tận chục túi hạt thốt nốt tươi về làm quà và để dành 1 chút trong tủ lạnh ăn dần. Từ đó, chị nghiện loại hạt này.
"Từ đó, cứ nhằm mùa hạt thốt nốt, mình lại đặt hàng trực tiếp 1 người bán ở An Giang. Khi có hạt về mình thường rim cùng đường thốt nốt, sữa tươi rồi thả vào bất cứ loại chè nào thích ăn. Khi ăn vị của chúng rất thanh, giòn nên thấy thú vị và không thể quên được", người phụ nữ công sở này nói.
Có những lúc chị Quyên chỉ gọt lớp vỏ lụa bên ngoài, dầm chút đường đá là ăn thốt nốt tươi luôn. Ăn cách này thốt nốt cũng giòn, thơm phức.
Có những lần mua về, chị gọt vỏ lụa, rửa qua nước, thái miếng vừa ăn. Sau đó, chị bắc nước lên bếp đun sôi và cho đường quấy đều: "Cứ để sôi lại, mình thả cùi thốt nốt vào đảo thêm vài vòng chờ cho sôi lại lần nữa tắt bếp. Mình thường để nguội nước này rồi cho vào hộp hoặc chai nhựa, thủy tinh để cho bé nhà mình đi học về uống. Làm cách này cũng bảo quản ngăn mát được 4-5 ngày".
Có những mùa hạt thốt nốt tươi, chị Vân Anh đặt mua cả vài kg để ngăn đá ăn dần. Khi dùng, chị chỉ việc bỏ ra rã đông là sử dụng được.
"Chị em đừng ham rẻ đặt mua lại thốt nốt của những khách buôn lâu vì có thể không phải thốt nốt tươi. Giá cả đắt 1 chút nhưng cứ đặt mua hạt thốt nốt tươi trực tiếp từ những người ở vùng Bảy Núi, Tịnh Biên, An Giang sẽ chuẩn thốt nốt miền Tây tươi. Ăn hạt thốt nốt ở đây rất tươi, ngon chứ họ không đóng túi trước", chị Vân Anh khuyên.