Một số nội dung chính của Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc

D.Y| 15/12/2015 05:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau 2 năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã được chính thức ký kết ngày 5/5/2015 tại Hà Nội.

Ngày 5/5/2015, tại Trụ sở Chính phủ, trước sự chứng kiến củaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng BộThương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick đại diện choChính phủ hai nước đã ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -Hàn Quốc. Đây làhiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữaViệt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014, đượcchính thức ký kết trong năm 2015.  

Đại diệnchính phủ hai nước tại Lễ ký kết chính thức Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam - Hàn Quốc

Trong22 năm qua, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc tăng từ 0,5 tỷ USD năm1992 lên 28,8 tỷ USD năm 2014, tăng 57 lần. Từ năm 2011, Hàn Quốc đã vượt NhậtBản trở thành đối tác lớn thứ 2 cung cấp hàng hoá cho Việt Nam, chỉ đứng sautrung Quốc. Sau năm 2015, hai nước phấn đấu đạt 30 tỷ USD kim ngạch thương mạihai chiều. Năm 2014, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, với nội dung đã được thỏathuận, Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với ViệtNam.

Một số nội dung chính củaHiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc

VKFTA làFTA mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích,Hiệp định gồm 17 Chương, 208 Điều, 15 Phụ lục và 1 Thỏa thuận thực thi quy định.Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hoá, Thương mại Dịch vụ(bao gồm các Phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thểnhân), Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểmdịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệthương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại điện tử, Cạnhtranh, Hợp tác kinh tế, Thể chế và Pháp lý

Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam kếtWTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết Hiệpđịnh VKFTA sẽ giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụngnguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nềnkinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.Hàngxuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kếtmở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Môi trường pháp lý minh bạch,thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theocông nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứba.

Các cam kết chính về thương mại hàng hóa

Trong chương về thương mại hàng hóa, một nội dung quan trọnglà cáccam kết về thuế quan.Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựngtrên nền các cam kết thuế quan trọng FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mứcđộ tự do hóa cao hơn. Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế màtrong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế.  Cụ thể, so với AKFTA, trong VKFTA:

-  Hàn Quốc sẽ xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòngthuế (chiếm 4,14% biểu thuế và tương đương với 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từViệt Nam vào Hàn Quốc năm 2012)

-  Việt Nam sẽ xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòngthuế (chiếm 2,2% biểu thuế và tương đương với 5,91%  tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012)

Vìvậy, tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì:

-  Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòngthuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩutừ Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2012), đặc biệttrong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cua, cá,hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí

-  Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòngthuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từHàn Quốc vào Việt Nam năm 2012, chủ yếu với cácnhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiệnđiện tử, xe tải và xe con từ 3.000 cc trở lên, phụ tùng ô-tô, điện gia dụng, mộtsố sản phẩm sắt thép, dây cáp điện,... Phần lớn trong số này là các nguyên, phụliệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giúp giảm phụ thuộc vào nguồnnhập khẩu từ một vài nước khác.

Khi Hiệp định VKFTAcó hiệu lực hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranhđáng kể so với các đối thủ khác trong khu vực

Nhưvậy,Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối vớinhững sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoailang,... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241 - 420% do đặc biệt nhạycảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, hiệp định sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàngxuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực nhưTrung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Vídụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000tấn/năm và tăng dần trong 5 năm, đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khihiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.

Mộtsố nội dung cam kết về Quy tắc xuất xứ

Tuynhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng đượccác quy tắc xuất xứ của Hiệp định, bao gồm tiêu chí xuất xứ, cộng gộp xuất xứ,thủ tục chứng nhận xuất xứ,… Theo quy định tại Hiệp định, hàng hóa sẽ được coilà có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu đáp ứng được một trongcác điều kiện sau:

-  Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toànbộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu;

-  Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuấtkhẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ; hoặc

-  Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sảnxuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu vềquy tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong Phụ lục về Quy tắc xuất xứ cụ thể từngmặt hàng (Phụ lục 3-A) hoặc Phụ lục về các hàng hóa đặc biệt (Phụ lục 3-B).

Nóichung, Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đốiđơn giản. Nhìn chung, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cầnđáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

-  Tỷ  lệHàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo  quy định (thường là trên 40%); 

-  Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc 

-  Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biếnnhất (các sản phẩm dệt may).

Cáccam kết chính về thương mại dịch vụ

Chươngvề Dịch vụ trong VKFTA được chia làm 02 phần. Thứ nhất là cam kết về nguyên tắc:bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ: Đối xử quốc gia, Đối xửtối huệ quốc…, và  03  Phụ lục về Tài chính, Viễn thông, Di chuyểnthể nhân. Thứ hai là cam kết về mở cửa thị trường, đây là 01 Phụ lục riêng baogồm 02 Danh mục mở cửa của Việt Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ. 

Trong cam kết về nguyêntắc,hai Bên cam kết về các quy định và nghĩa vụ chung nhằm đảm bảo quyền lợi cho cácnhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của mỗi Bên khi tiếp cận thị trường dịch vụ củaBên kia. Mỗi Bên sẽ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Bên kiacác quyền lợi cơ bản là:

- Đối xử quốc gia (NT): Hai Bên cam kếtdành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Bên kia các đối xử không kémthuận lợi hơn các đối xử dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của  mình trong các lĩnh vực có cam kết.

- Đối xử Tối huệ quốc (MFN): Nếu sau khiVKFTA có hiệu lực mà một Bên trong Hiệp định (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) ký các thỏathuận với một Bên thứ 3 mà trong đó dành các đối xử ưu đãi hơn cho các dịch vụvà nhà cung cấp dịch vụ của Bên thứ 3 đó, thì một Bên có thể yêu cầu tham vấn vớiBên kia để xem xét khả năng gia tăng các đối xử ưu đãi trong VKFTA không kémthuận lợi hơn so với các đối xử ưu đãi trong thỏa thuận với Bên thứ 3 đó, trừtrường hợp các đối xử ưu đãi này là theo các hiệp định đã có với một Bên thứ 3hoặc hiệp định giữa các thành viên ASEAN.

- Tiếp cận thị trường: Chương Dịch vụtrong VKFTA vẫn được đàm phán dựa trên phương pháp tiếp cận Chọn – Cho tương tựnhư trong WTO, tức là mỗi Bên sẽ có một Danh mục các lĩnh vực cam kết trong đóliệt kê các lĩnh vực mở cửa và mức độ mở cửa, các lĩnh vực nào không được liệtkê là không có cam kết và Bên đó có quyền tùy ý quy định. Đối với các lĩnh vựccó cam kết, tùy vào nội dung cam kết cụ thể, mỗi Bên sẽ không ban hành hoặc duytrì các biện pháp ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia như: hạnchế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; hạn chế về giá trị giao dịch; hạn chế vềtổng số hoạt động hoặc đầu ra; hạn chế về tổng số nhân lực tuyển dụng; hạn chếvề loại hình doanh nghiệp….

Ngoàicác nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ, Chương Dịch vụ củaVKFTA còn bao gồm 03 Phụ lục về các nguyên tắc bổ sung đối với các dịch vụ Tàichính, Dịch vụ Viễn thông và Di chuyển Thể nhân. Trong đó, 02 Phụ lục về Dịch vụViễn thông và Di chuyển thể nhân là mới so với AKFTA.

Sovới các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc trong WTO vàAKFTA thì trong VKFTAViệt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc trong 02 phân ngành: Dịchvụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị và Dịch vụ cho thuê máy mócvà thiết bị khác không kèm người điều khiển

CònHàn Quốc mở cửa hơn cho Việt Nam trong 05 phân ngành: Dịch vụ pháp lý; Dịch vụchuyển phát; Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vậntải đường sắt; Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên

Cáccam kết chính về Đầu tư

Chươngvề Đầu tư trong VKFTA được chia làm 02 phần:

Phần A – Đầu tư,bao gồm: Các cam kết về nguyên tắc chung (bao gồm các định nghĩa, các quy định chungvề nghĩa vụ Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc…); Các cam kết về mở cửa của từngBên (Mỗi bên sẽ có một Danh mục bảo lưu các biện pháp/lĩnh vực không phải áp dụngmột số nguyên tắc đầu tư – Danh mục các biện pháp không tương thích)

Hiệntại, Phụ lục về Danh mục các biện pháp/lĩnh vực bảo lưu vẫn chưa được hìnhthành. Hai bên cam kết sẽ tiến hành đàm phán về Danh mục này ngay sau khi Hiệpđịnh có hiệu lực và sẽ kết thúc đàm phán trong vòng 1 năm.

Phần B – Giải quyếttranh chấp đầu tư, bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quytrình thủ tục giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước củamột Bên của Hiệp định và nhà đầu tư của Bên kia.

Vềcơ bản, các cam kết trong Chương đầu tư phù hợp với Hiến pháp và các quy địnhhiện hành của pháp luật Việt Nam như Luật Đầu tư năm 2005. Việc thực hiệnChương này không đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của phápluật Việt Nam. Nội dung của Chương cũng phù hợp với các nguyên tắc quy định tạiĐiều 3 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và tương thích vớicác cam kết quốc tế khác về đầu tư.

Trongnội dung cam kết về Giải quyết tranh chấp đầu tư, VKFTA cũng áp dụng cơ chế giảiquyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) tương tự như trongAKFTA. Tuy nhiên, cơ chế ISDS trong VKFTA có phạm vi áp dụng rộng hơn, và cócác quy định về quy trình và thủ tục cụ thể hơn trong AKFTA

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Một số nội dung chính của Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO