Năm 2019, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào vũ trụ

Vân Anh| 29/01/2017 09:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 vào năm 2019, năm 2022 tiếp tục phóng vệ tinh radar LOTUSat-2.

Năm 2019, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào vũ trụ
Ảnh minh họa

Hai vệ tinh này sẽ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây cũng là minh chứng cho việc Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh.

Vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là hợp phần quan trọng trong dự án Trung tâm Vệ tinh quốc gia. Đây là dự án khoa học và công nghệ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, với số tiền đầu tư là 600 triệu USD. LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có khối lượng 600kg, tuổi thọ hoạt động trên quỹ đạo là 5 năm.

Sau khi được phóng lên vũ trụ, vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có nhiệm vụ quản lý tài nguyên, môi trường, phục vụ cảnh báo sớm thiên tai, biến đổi khí hậu, theo dõi sự di chuyển của cá, phục vụ đánh bắt xa bờ, an ninh quốc gia...

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết, so với công nghệ quang học được sử dụng trong vệ tinh VNRED Sat-1 (được phóng năm 2013, là vệ tinh quan sát Trái đất), công nghệ radar của LOTUSat-1 và LOTUSat-2 cho phép chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết.

Vệ tinh radar LOTUSat-1 và LOTUSat-2 sử dụng công nghệ radar hiện đại, có thể quan sát Trái Đất trong mọi điều kiện thời tiết, nhất là khi xảy ra thiên tai, bão lũ, quy hoạch lãnh thổ hay phục vụ an ninh, chủ quyền đất nước; nhất là trong điều kiện khí hậu của Việt Nam có nhiều mây mù, sương mù. LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có thể chụp ảnh được các vật thể có kích thước từ 1m trở lên.

Mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1,5 - 2% GDP do thiên tai gây ra, tương đương 3 tỉ USD. Việc đưa vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc cảnh báo sớm, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Các chuyên gia của JICA Nhật Bản cũng đánh giá hai vệ tinh này sẽ đưa ra các dữ liệu góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm 150 triệu USD/năm cho Việt Nam nhờ giảm thiệt hại do thiên tai./.     

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mạo danh mùa lễ hội
    Các chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn liên tục diễn ra và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
  • Phát triển hạ tầng số - yếu tố then chốt trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số
    Những năm trở lại đây, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số. Theo đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng.
  • 5 xu hướng công nghệ hàng đầu cho Đông Nam Á năm 2025
    Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Năm 2019, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào vũ trụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO