Nghị quyết số 11-NQ/TW: Đổi mới về tư duy phát triển Vùng
Thanh HàPhát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước.Phát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước.
Phát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đã nhấn mạnh: "Phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".
Sau hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, qua tổng kết đánh giá cho thấy Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo nên sự thay đổi to lớn trong diện mạo và phát triển của Vùng, đóng góp quan trọng vào bảo đảm sự ổn định và phát triển của cả nước. Tuy vậy, cho tới nay, nhiều tiềm năng, lợi thế của Vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là vùng trũng trong phát triển của cả nước. Đối với Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 2004, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW và tiếp đó là Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi bắc bộ đến năm 2020".
Để bảo đảm phát huy được hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của vùng nhằm phát triển nhanh, phát triển xanh và bền vững; Từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của người dân so với các vùng khác trong cả nước... vừa là yêu cầu, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, vừa là tâm nguyện, khát vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong vùng.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình và kết quả hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 10/2/2022 Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là Nghị quyết đầu tiên về phát triển vùng được Bộ Chính trị khóa XIII xem xét, ban hành, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và cho thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước trong những giai đoạn phát triển tới đây.
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Bộ Chính trị đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong phát triển của Vùng thời gian qua, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: "Tư duy về phát triển chậm được đổi mới, nhất là về liên kết vùng. Cơ chế, chính sách và việc thực thi chính sách cho phát triển vùng còn bất cập, hạn chế, chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế, còn chồng chéo, chủ yếu mang tính hỗ trợ, chưa chú trọng kích thích phát triển. Quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng chất lượng còn thấp, thiếu sự liên kết, đồng bộ, thống nhất, thầm chí mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dàn trải, hiệu quả sử dụng chưa cao. Quản trị phát triển vùng còn nhiều bất cập. Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Phân cấp, phân quyền cho các địa phương chưa thực sự triệt để. Thiếu thể chế điều phối và kết nối phát triển vùng, nhất là trong việc quản lý và xử lý những vấn đề mang tính toàn vùng".
Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển của vùng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng một cách bền vững trong giai đoạn tới.
Nghị quyết số 11-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của 19 Bộ, ngành và tất cả các địa phương trong Vùng; Chắt lọc kết quả nghiên cứu về vùng của các viện nghiên cứu, trường đại học; Tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học; Kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương trong vùng; Cập nhật, bổ sung các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về phát triển Vùng. Đây là sự kết tinh của trí tuệ tập thể và được Bộ Chính trị sáng suốt thông qua.
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện cho phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với 5 nhóm quan điểm, 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm: (1) Hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng; (2) Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; (3) Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong Vùng; (4) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; (5) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ chính là sự đổi mới về tư duy phát triển vùng nhằm khắc phục những điểm hạn chế căn bản trong liên kết và phát triển vùng thời gian vừa qua. Theo đó, phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vừa phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia; Phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Vừa phải khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của vùng, từng tiểu vùng và từng địa phương trong vùng trên cơ sở phát triển và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng hiện có, hình thành các hành lang kinh tế, một số vùng động lực, các cực tăng trưởng; Phát triển các chuỗi ngành kinh tế, các vùng đô thị và công nghiệp; Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng; Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là của khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng lợi thế; Xây dựng cơ chế liên kết và điều phối phát triển vùng hiệu lực, hiệu quả; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phóng, an ninh, bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc... nhằm tạo sự bứt phá cho toàn vùng./.