Ứng dụng bằng sáng chế này giúp cho hệ thống tiếp cận được sóng âm thanh mà tai người không nghe thấy được mã hóa trong chương trình truyền hình hoặc chương trình quảng cáo, để tự kích hoạt bật micrô trên điện thoại, máy tính bảng hoặc loa thông minh và bắt đầu ghi âm "âm thanh môi trường xung quanh". Bản ghi âm sau đó sẽ được kết nối với một cơ sở dữ liệu để cho phép Facebook biết được nội dung mà người dùng đang xem - đây có thể xem như ứng dụng Shazam cho TV, mà không cần người dùng phải kích hoạt hệ thống.
Biểu đồ theo dõi ứng dụng bằng sáng chế này cho thấy công nghệ này có khả năng biết được người lớn và trẻ em trong gia đình đang xem chương trình phát sóng nào trên ti vi.
Bằng sáng chế này, đã gây được sự chú ý của tờ New York Times, họ cho rằng đây là một cách để cho các nhà đài nắm được đối tượng khán giả đang xem truyền hình và quảng cáo của mình và thời lượng xem của họ. Hệ thống này còn giúp cho nhà đài nắm được thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình để từ đó gợi ý các chương trình có nội dung phù hợp với thị hiếu của khán giả hơn và quảng cáo đúng đối tượng hơn.
Các chuyên gia về Quyền riêng tư tỏ ra rất quan ngại về khả năng xâm nhập thông tin của ứng dụng bằng sáng chế này, đặc biệt là những đoạn ghi âm âm thanh môi trường xung quanh có khả năng ghi lại các đoạn hội thoại riêng tư của người dùng mà họ không hề hay biết.
“Sáng chế này sẽ làm đảo lộn hoàn toàn quyền riêng tư của người dùng vì sử dụng các tín hiệu vô thanh đồng nghĩa với việc người dùng không hề hay biết thiết bị của mình đang bị nghe trộm” William Budongton, một kỹ thuật viên cao cấp tại Electronic Frontier Foundation cho biết.
Facebook đã ngay lập tức ‘hạ nhiệt’ hồ sơ ứng dụng của bằng sáng chế này.
“Việc nộp đơn đăng ký bản quyền bằng sáng chế để tránh trường hợp bị đánh cắp bới các công ty khác là hoàn toàn dễ hiểu. Vì thế nên các bằng sáng chế thường tập trung vào công nghệ mang tính suy đoán cho tương lai” chia sẻ của Allen Lo, Giám đốc của Quyền sở hữu trí tuệ của Facebook.
“Ứng dụng của sáng chế này vẫn chưa và sẽ không bao giờ được áp dụng trong bất cứ sản phẩm nào của chúng tôi”
Facebook không phải là công ty đầu tiên thiết kế hệ thông sử dụng tín hiệu vô thanh một cách bí mật để theo dõi hành vi của người xem. Năm 2015, một công ty tên là Silver Push đã nghiên cứu ra cách thu tín hiệu sóng ‘siêu âm’ thu từ quảng cáo ti vi bằng các thiết bị đang chạy ứng dụng có tích hợp phần mềm của Silver Push.
Hệ thống này còn cho phép việc theo dõi hành vi của người xem một cách chính xác hơn nữa. Dưới áp lực của thị trường, chỉ một tuần sau đó, Silver Push đã thông báo ‘loại bỏ’ phần mềm nghe lén này và chuyển hướng sang ‘các lĩnh vực mới về tăng trưởng và lợi nhuận’
Ý tưởng sử dụng Facebook để ‘nghe lén’ đoạn hội thoại của mọi người và sử dụng thông tin này để quảng cáo đã được xem là một thuyết âm mưu rất phố biến trong nhiều năm nay. Tính hoài nghi đã xuất hiện từ tháng 5 năm 2014 khi công ty này ra mắt tính năng tên là “Tìm kiếm chương trình TV và Âm nhạc”, có khả năng lắng nghe các âm thanh ‘tàng hình’ khi người dùng đang viết chia sẻ trạng thái trên mạng xã hội. Khi đó, Facebook cũng phải trấn an nỗi sợ hãi của người dùng vì nó có khả năng ‘nghe lén’ mọi lúc mọi nơi.
Mặc dù Facebook chối bỏ điều này, dư luận vẫn vô cùng nghi ngờ và tháng 10 năm 2017, Giám đốc bộ phận Quảng cáo Rob Godman phải trả lời cuộc điều tra của kênh Podcast nổi tiếng Reply All. Ông cũng chia sẻ trên Twitter rằng “Chúng tôi chạy quảng cáo tại Facebook. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ sử dụng micro của người dùng để chạy quảng cáo. Thông tin này là hoàn toàn sai.”