Nhà sáng lập Phở 24: “Nhà hàng ảo” có thay thế nhà hàng truyền thống sau khi Covid19 đi qua?

Thế Trần| 08/04/2020 14:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Mô hình nhà hàng mang đi hay đặt qua app, website đang được áp dụng rất nhiều trong bối cảnh cách ly toàn xã hội để tránh lây lan dich Covid-19. Vậy khi dịch bệnh qua đi, liệu "nhà hàng ảo" có thể sẽ thay thế mô hình truyền thống (thuê mặt bằng, bán tại chỗ) không?

Trong bối cảnh Covid19 có diễn biến phức tạp, thực hiện các quy định của chính phủ về việc phòng chống lây lan bệnh dịch, nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán ăn đã đóng cửa hàng để bán online qua app hoặc website hoặc có mở cửa hàng nhưng chỉ bán mang đi.

Chuỗi The Coffee House với gần 160 cửa hàng trên cả nước đã đóng cửa để phòng chống Covid19, chỉ bán theo đơn đặt hàng qua website hoặc app.

Khách sạn 5 sao Rex nhận giao hàng, dù chỉ là là tô phở hay một ly nước. Khách sạn 5 sao Park Hyatt Saigon có chương trình khá thú vị là gửi 1 đầu bếp đến nhà khách để chế biến, phục vụ món bò Wellington theo phong cách của Park Hyatt Saigon. Hay Bếp Nhà Lục Tỉnh ở TPHCM cũng phục vụ online các món ăn truyền thống của bếp.

Có thể nói, các nhà hàng, quán ăn đã xoay tứ bề, trong đó tìm đến đặt hàng online như một hình thức "cứu cánh" trong mùa dịch này.

Câu hỏi đặt ra là vậy sau dịch, nhà hàng ảo (không thuê địa điểm, không chỗ ngồi, bán online hoặc take away) có phải là xu hướng và thay thế được nhà hàng truyền thống?

"Thay đổi có lộ trình, chứ không thể qua một đêm" để đổi từ nhà hàng ảo sang nhà hàng truyền thống

Đặt ra câu hỏi bán hàng online hay mang đi có thể thay thế nhà hàng truyền thống khi Covid-19 qua đi, ông Lý Quí Trung, nhà sáng lập Phở 24, cho rằng đây là câu hỏi mà chắc không ít người làm nghề nhà hàng lăn tăn, nhất là sau một thời gian dài nằm nhà bắt đầu "làm thân" với việc ăn đồ ăn giao tận nhà.

"Nếu không lầm thì gã khổng lồ Amazon đã từng đánh hơi xu thế ăn đồ nhà hàng nhưng được giao tận nhà từ năm 2015 thông qua nhánh kinh doanh Amazon Restaurants của mình với sự hợp tác của một loạt nhà hàng tên tuổi như P.F. Cheng’s, Applebee’s, Olive Garden… Rồi hơn một năm gần đây tại New York, Chicago và Los Angeles đã bắt đầu xuất hiện trào lưu "virtual restaurants" - nhà hàng ảo, ngay cả trước khi dịch cúm toàn cầu xuất hiện. Còn bây giờ - rõ ràng là không có gì sung sướng hơn cho mấy nhà tiên phong nhà hàng ảo đó. Xu thế "nhà hàng ảo" không phải tự nhiên xuất hiện, mà nó được thai nghén từ khi các công nghệ ứng dụng app và food delivery app bùng nổ, cộng thêm chi phí đầu tư và vận hành nhà hàng ngày càng đi gần đến ngưỡng không ai chịu nổi. Bởi vậy mà investment bank UBS từng dự đoán rằng doanh số từ ngành giao thức ăn tận nhà (food delivery sales) sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, để đến năm 2030 con số doanh thu 35 tỷ đôla trên toàn cầu hiện nay sẽ tăng lên thành 365 tỷ đôla. Một con số khá ấn tượng", ông Lý Quí Trung đưa ra lập luận của mình.

Ông Quí Trung cho rằng, sẽ có một lộ trình để người ta chuyển qua ăn theo kiểu phục vụ tại nhà, đặt online và sẽ có một lộ trình.

"Giống như đọc báo, đọc sách online, nhà hàng online, ăn uống order qua mạng chắc chắn sẽ có xu thế thay thế dần nhà hàng truyền thống, đặc biệt là người dân toàn thế giới đã có một thời gian dài được con virus corona "training" ăn tại nhà. Nhưng như đã nói, không thể xảy ra qua đêm được mà cần có lộ trình, nhưng rõ ràng là sẽ có sự tăng tốc đáng kể. Và cũng rõ ràng là ngành nhà hàng, ăn uống sẽ không còn tận hưởng vị thế "miễn dịch" với xu thế online và ảo như mọi người từng nghĩ nữa", ông Lý Quí Trung chia sẻ.

Theo nhà sáng lập Phở 24, mọi thứ đã thay đổi sau cơn đại dịch. Cách mọi người ăn uống, kinh doanh ăn uống cũng sẽ có thay đổi. Ông lập lại câu nói của nhà khoa học Darwin, là trong các cuộc khủng hoảng, người chiến thắng không phải là người giỏi nhất hay thông minh nhất, mà là người biết cách thích nghi với hoàn cảnh nhất.

Nhà sáng lập Phở 24 chia sẻ và nhận định: "Nếu tôi còn kinh doanh trong ngành F&B thì ngay lúc này đây phải nghĩ thêm cách áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh càng nhiều càng tốt, vận dụng triệt để các food delivery app, và suy nghĩ thêm hay mông má lại các qui trình và chiến lược về delivery, bán hàng mang đi take-away. Bất kể nhà hàng lớn hay nhà hàng nhỏ, bất kể tiệm ăn hay quán cà phê. Nương theo xu thế vẫn an toàn hơn. Còn nếu không có gì thay đổi nhiều sau cơn khủng hoảng thì tất cả những thứ cộng thêm liên quan đến delivery, take-away đều là một nguồn doanh thu mới quí giá..."

Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.

Giải pháp BizFly Botbanhang của VCCorp ra đời giúp bất kỳ cửa hàng nào cũng online hoá được ngay lập tức. Botbanhang giúp ngay cả cửa hàng nhỏ cũng:

1. Chủ động có kênh bán riêng trên Fanpage, không cần Website. Kênh bán hàng có chatbot ảo hỗ trợ tư vấn, đặt món trực tuyến 24/7, có hệ thống giao hàng uy tín.

2. Cắt giảm chi phí nhân sự. Một nhân viên có thể đồng thời quản lý nhiều cơ sở, kênh bán hàng online (Facebook, Website, App,...) cùng một lúc trên nền tảng online

3. Giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng nhờ quy trình chuẩn đồng bộ từ tư vấn đặt hàng, chốt đơn gọi món về nhà, quản lý giao hàng, quản lý đơn hàng

4. Tăng doanh thu nhờ hệ thống báo cáo đánh giá thực đơn đặt nhiều, đặt ít, giờ cao điểm,...

Đăng ký dùng thử tại đây

Nhà sáng lập Phở 24: “Nhà hàng ảo” có thay thế nhà hàng truyền thống sau khi Covid19 đi qua? - Ảnh 2.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Nhà sáng lập Phở 24: “Nhà hàng ảo” có thay thế nhà hàng truyền thống sau khi Covid19 đi qua?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO