Những điểm làm nên sự khác biệt của điện thoại chơi game

Hợp Trương| 16/07/2019 16:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Một vài chiếc điện thoại chơi game đáng chú ý đã tấn công thị trường di động trong năm qua. Nhưng tuy nhiên, hầu như tất cả điện thoại di động thông minh hiện nay cũng có thể chơi game. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì?

Man's hands playing a game on a Razer phone.

Các chuyên gia đã thấy một sự thay đổi thú vị ở đây. Điện thoại thông minh đã trở thành một nền tảng phổ biến cho các trò chơi. Nguyên nhân là do việc chơi game trên điện thoại trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Trong các thập niên 80 và hầu hết thập niên 90, máy tính để bàn PC chỉ được coi là máy chơi trò chơi phụ trợ, khi so sánh với các máy chơi game tập trung. Các game thủ PC đã trở nên nhiệt tình, và cuối cùng, toàn bộ máy của PC đã được chế tạo dành riêng cho việc chơi game.

Chơi game trên thiết bị di động đã vượt qua ngưỡng đó, thậm chí còn nhanh hơn so với PC. Nguyên nhân là do điện thoại thông minh hiện là trọng tâm chính khi thực hiện tương tác kỹ thuật số của hầu hết mọi người. Nhưng điều gì làm cho một chiếc điện thoại chơi game trở nên khác biệt so với một mẫu máy thông thường, đặc biệt là khi các điện thoại iPhone và điện thoại Android hàng đầu đã sử dụng phần cứng mạnh mẽ nhất hiện nay? Câu trả lời là một tập hợp các lựa chọn thiết kế nhỏ, nhưng đôi khi rất quan trọng.

Màn hình lớn hơn, nhanh hơn

Màn hình cảm ứng gần như là điểm tương tác duy nhất cho các trò chơi di động, điều đó có nghĩa là các game thủ muốn màn hình phải lớn nhất có thể. Thật vậy, hầu hết các loại điện thoại chơi game mới đều có màn hình 6 inch – khiến chúng trở thành một trong những điện thoại lớn nhất trên thị trường. ASUS cho ra mắt dòng điện thoại ROG (Republic of Gamers), Xiaomi có Black Shark với màn hình rộng 6 inch và dòng điện thoại Honor Play của Huawei có kích thước màn hình 6,3 inch. Trong lĩnh vực này, Razer có dòng điện thoại Phone và Phone 2 có kích thước nhỏ chỉ 5,7 inch.

The Razer Phone 2 sitting on a table with a game on its screen.

Razer Phone 2 có màn hình 120 Hz, nhanh gấp đôi so với điện thoại thông thường.

Có một yếu tố khác về màn hình hiển thị khiến điện thoại chơi game vượt lên trên đối thủ của mình: tốc độ làm mới (refresh rate). Hầu hết các màn hình điện thoại sử dụng tốc độ làm mới 60 Hz, cùng tiêu chuẩn được sử dụng trên hầu hết các màn hình và TV. Và cũng giống như màn hình lớn hơn, tốc độ làm mới nhanh hơn có nghĩa là người dùng có thể thấy nhiều khung hình hơn mỗi giây. Tính năng đặc trưng của Razer là màn hình LCD 120 Hz. Điện thoại ROG của Asus có tốc độ làm mới 90 Hz, cũng như Nubia Red Magic (ZTE) ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, tính năng này đã xuất hiện trên các điện thoại cao cấp, thông thường hơn, như OnePlus 7 Pro.

Hầu hết các trò chơi di động hiện tại đều yêu cầu tốc độ tiêu chuẩn 60 khung hình mỗi giây, do đó, sự khác biệt có thể không quá lớn. Nhưng cả Razer và Huawei đều hợp tác với các nhà phát triển trò chơi di động để tạo ra nhiều trò chơi tương thích với các màn hình có tốc độ cao của họ.

Loa lớn hơn

A man's hands playing a game on an Asus phone.

Điện thoại chơi game thường cung cấp loa âm thanh nổi phía trước.

Âm thanh là điều không thể thiếu cho các trò chơi cũng như video. Trong khi các nhà sản xuất điện thoại chính thống đang giảm kích thước và chuyển sang loa đơn âm để làm cho sản phẩm của họ trở nên mỏng hơn và không có viền, thì các nhà sản xuất điện thoại chơi game muốn chúng to, rõ và âm lượng lớn hơn. Hầu hết các model hiện có trên thị trường đều có loa âm thanh nổi kép, Razer Phone có các loa mặt trước đặc biệt nổi bật.

Bộ xử lý nhanh, RAM nhiều dung lượng

Để tăng hiệu suất, điện thoại chơi game luôn tự hào sở hữu bộ xử lý thế hệ mới nhất và nhiều bộ nhớ. Một lần nữa, đây không hẳn là một sự khác biệt lớn khi so sánh với các điện thoại hàng đầu và rất nhiều trong số đó thậm chí còn sử dụng cùng bộ xử lý từ Qualcomm. Nhưng điện thoại chơi game thường điều chỉnh chúng theo cách khác nhau, hy sinh thời lượng pin và hiệu suất để đổi lại tốc độ thuần túy. Bằng cách này, họ cũng có thể sử dụng các giải pháp làm mát tùy chỉnh để giảm nhiệt, bao gồm buồng chất lỏng/hơi hoặc bộ làm mát bên ngoài.

The ASUS ROG Phone.

Điện thoại ROG sản sinh nhiệt lớn khi hoạt động, nó có một tản nhiệt tùy chọn bên ngoài.

Tất nhiên, tốc độ nhanh và nhiệt lượng lớn cũng đi kèm với những nhược điểm.

Thời lượng pin

Chơi game trên di động thực sự rất tốn pin. Một trò chơi 3D là chương trình rút cạn thời lượng pin nhanh nhất. Sử dụng bộ xử lý nhanh, màn hình lớn, tốc độ làm mới nhanh, độ sáng cao và loa âm thanh nổi mạnh mẽ, và bạn đã có một chiếc điện thoại hút pin như một con chim ruồi hút mật được phủ trong đèn LED.

Trong số Phone 2 của Razer, ROG Phone, Honor Play của Huawei và Black Shark 2 của Xiaomi, không có pin nào có dung lượng nhỏ hơn 3500 mAh (So ​​sánh với iPhone XS Max 6,5 inch có dung lượng pin 3200 mAh). Razer Phone 2 và ROG Phone có dung lượng pin lên tới 4000 mAh. Dung lượng đó đủ cho người dùng sử dụng trong ít nhất một vài ngày, đó là nếu họ không liên tục chơi Fortnite.

Tùy chọn bổ trợ

Một trong những điểm nổi bật của điện thoại chơi game so với các điện thoại thông thường chính là: phụ kiện phần cứng và phụ kiện. Game thủ thích những phụ kiện bổ sung để chơi game và điện thoại cũng không ngoại lệ. ASUS đã nhận thấy được nhu cầu này và ROG Phone cung cấp bộ làm mát đã nói ở trên, dock máy tính để bàn để chơi trò chơi và ứng dụng trên màn hình và thậm chí là màn hình thứ hai để biến nó thành một thứ giống như Nintendo DS mạnh mẽ. Tất cả các điều đó cộng với cổng sạc kép độc đáo (tốt hơn để chơi ở chế độ nằm ngang) và các bộ kích hoạt không khí (air triggers), mô phỏng cảm giác của các nút bấm điều khiển.

Asus ROG Phone in its optional case, showing the second screen.

ROG Phone có vỏ tùy chọn với màn hình thứ hai, kiểu Nintendo DS

Black Shark và Black Shark 2 của Xiamin có bộ điều khiển Bluetooth kép tùy chọn, gợi nhớ đến Nintendo Switch. Razer cung cấp cho người dùng một bộ điều khiển đắt tiền gây sốc được thiết kế chỉ dành cho Razer Phone của họ và Motorola vẫn đang cố gắng biến Moto Mods của mình thành một phụ kiện bổ trợ bộ điều khiển hấp dẫn.

Và đó chỉ là thứ gắn trực tiếp vào điện thoại của bạn. Cả ASUS và Razer đều bao gồm ánh sáng RGB trên điện thoại của họ. Đèn LED ở mặt sau của điện thoại, không chỉ ở trên màn hình.

Black Shark phone with dual Bluetooth controllers attached.

Các điện thoại Black Shark cung cấp bộ điều khiển Bluetooth kép, lấy cảm hứng rõ ràng từ Switch.

Các phụ kiện của Apple cũng như Samsung đều rất đẹp. Nhưng đối với những người muốn có trải nghiệm chơi game di động tùy biến hơn, điện thoại chơi game là lựa chọn phù hợp. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với người dùng Android, những người không thể luôn luôn tin tưởng vào mô hình cụ thể của họ để có nhiều lựa chọn phụ kiện.

Đó là phần cứng, vậy còn phần mềm thì sao?

Các tính năng của phần mềm

Ngoài bộ xử lý và bộ nhớ cho hiệu năng, rất nhiều nhà sản xuất điện thoại chơi game cũng tinh chỉnh phần mềm của họ. Razer đã giành được sự chú ý quan trọng cho cách tiếp cận thực tiễn đối với các sửa đổi Android. Một vài phần mềm bổ trợ của nó giống như một bộ sưu tập các ứng dụng Android được làm nổi bật và một ứng dụng quản lý cho ánh sáng RGB của nó - không cản trở hoạt động trơn tru của hệ điều hành và các bản cập nhật thường xuyên đáng ngưỡng mộ của nó.

A Black Shark phone Performance menu set to Ludicrous Mode.

Các điện thoại Black Shark cung cấp chế độ tăng hiệu suất.

Các đối thủ của Razer lại không hoàn toàn dành riêng cho trải nghiệm Android thuần túy, nhưng hầu hết trong số họ cung cấp một số chế độ chơi trò chơi, với sự tăng cường nhẹ nhàng cho của bộ xử lý điện thoại. Xiaomi gọi nó là Chế độ Ludicrous trên Black Shark.

Game mode menu set to Fnatic on a OnePlus 7 Pro phone.

Phần mềm tinh chỉnh không chỉ dành riêng cho điện thoại chơi game. OnePlus 7 Pro có chế độ Fnatic.

Tuy nhiên, một lần nữa, ranh giới giữa những chiếc điện thoại chơi game và điện thoại hàng đầu bị xóa nhòa. OnePlus 7 Pro có chế độ chơi trò chơi chuyên dụng trong gói phần mềm và chế độ Fnatic mạnh mẽ hơn nữa, có thể chặn tất cả các thông báo và có thể dẫn đến sự cố trong một số ứng dụng. Và điều đó chỉ dành cho những người game thủ nghiêm túc nhất.

Tại sao không có những thay đổi cấp tiến hơn?

Nếu bạn chỉ nhìn vào những điều trên và suy nghĩ: “Ngay cả với tất cả những lựa chọn thiết kế bổ sung đó, thì những chiếc điện thoại chơi game cũng không khác mấy so với điện thoại bình thường”. Điều đó đúng, Tuy nhiên, đó là vì nhu cầu thị trường đã cho thấy nó thực sự không muốn điện thoại phá vỡ các thiết kế thông thường chỉ để chơi game.

Sony Ericsson Xperia Play phone slid open with a game on its screen.

Xperia Play đã sử dụng yếu tố hình thức trượt nhưng không gặt hái được thành công trên thị trường.

Sony Xperia Play, được phát hành vào năm 2011, có lẽ là điện thoại chơi game thú vị nhất được ra mắt từ trước đến nay. Với một bộ điều khiển trượt ra, hoàn chỉnh với các thanh analog dựa trên cảm ứng, nên nó rất linh hoạt và được người hâm mộ giả lập yêu thích. Thật không may, mặc dù có một sự thúc đẩy tiếp thị lớn và liên kết với thương hiệu Sony PlayStation nổi tiếng, nó vẫn thất bại. Điện thoại này thậm chí không có một mô hình ăn theo.

Thị trường đã phản hồi với các thiết bị chơi game di động tương tự, như NVIDIA SHIELD Portable nguyên bản và Nokia N-Gage khét tiếng. Mặc dù một số game thủ cực kỳ yêu thích các tiện ích này, nhưng họ hầu hết chỉ chơi bất cứ thứ gì sẵn có trên điện thoại của mình và không sẵn sàng đối phó với những thiết kế vụng về (không đề cập đến vấn đề tốn không gian) của một thứ giống như máy chơi game cầm tay.

Trong khi quảng bá Fortnite như một siêu phẩm trong hàng loạt quảng cáo eSport vào năm ngoái, Samsung vẫn cho ra mắt chiếc vanilla Galaxy S9 mà không có mô hình biến thể chơi game. Apple và Google, trong khi vẫn làm tất cả những gì có thể để giúp thúc đẩy chơi game trên thiết bị di động, vẫn chưa sẵn sàng đầu tư phát triển phần cứng chuyên dụng ngoài các thiết kế điện thoại thông thường.

Điện thoại chơi game, ngay cả khi ở dạng an toàn hơn, được thiết kế đẹp hơn, vẫn có thể là một mốt nhất thời. Hoặc chúng có thể trở thành một tập hợp con thường xuyên của ngành công nghiệp di động, như PC chơi game. Các nhà sản xuất sẽ mất một thời gian để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với các mẫu thiết kế mới nhất. Vì vậy, có lẽ sẽ còn một vài năm nữa trước khi người tiêu dùng nhận ra liệu điện thoại chơi game có trở nên phổ biến hay không.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới 17/5: Khát vọng về giáo dục số
    Chủ đề của ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (WTISD) năm nay là “Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp số trong việc giúp giải quyết các thách thức cấp bách của thế giới và đẩy nhanh tiến bộ trong các lĩnh vực then chốt. Một trong những lĩnh vực đó là giáo dục.
  • Netflix đạt 40 triệu người dùng/tháng nhờ gói hỗ trợ quảng cáo
    Netflix cho biết việc ra mắt gói dịch vụ rẻ hơn, đi kèm quảng cáo đã giúp công ty đạt 40 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu, từ mức 5 triệu 1 năm trước đó.
  • Dân Việt App đưa thông tin đến bạn đọc, bà con nông dân cả nước thời CĐS
    Để bắt kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trong đó có công nghệ truyền thông xã hội, báo chí bắt buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, phải phát triển đa nền tảng, thực hiện chuyển đổi số (CĐS).
  • Nhiều dự địa để phát triển kinh tế số nông nghiệp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh: "Công nghệ số, chuyển đổi số, tự động hoá sẽ giúp ngành Nông nghiệp giảm được rất nhiều chi phí. Chi phí cho công nghệ số, chuyển đổi số sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với phần chi phí tiết kiệm được" tại Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành Nông nghiệp" ngày 14/5/2024.
  • Gỡ vướng cho hoạt động KHCN, ĐMST trong trường đại học
    Với chủ đề "Xây dựng chiến lược nền tảng phát triển Đại học định hướng đổi mới sáng tạo", Diễn đàn Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia 2024 đã được tổ chức ngày 16/5/2024, tại Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Những điểm làm nên sự khác biệt của điện thoại chơi game
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO