Những khác biệt từ Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam"

Lan Phương| 19/08/2020 22:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Giải thưởng quốc gia "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2020 do Bộ TT&TT phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã được phát động ngày 19/8/2020.

Giải thưởng là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam.

Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức Giải thưởng đã trao đổi, giải đáp nhiều câu hỏi được các DN công nghệ số và các nhà báo đặt ra.

Thế nào là sản phẩm

Ban Tổ chức đã giải đáp nhiều câu hỏi về Giải thưởng

Make in Viet Nam - Hiệu triệu chuyển dịch hướng phát triển của các DN Việt

Trước câu hỏi "Thế nào là sản phẩm Make in Viet Nam" và phân biệt với "Made in Viet Nam", Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Phó Trưởng Ban trường trực Tổ chức Giải thưởng cho biết, "Made in Viet Nam" là cụm từ quen thuộc lâu nay, nó gắn liền với nội hàm chỉ nơi xuất xứ, gắn liền với quy định về tỷ lệ nội địa hóa, thuế quan, xuất nhập khẩu. Slogan "Make in Viet Nam" do Bộ TT&TT khởi xướng mang ý nghĩa hoàn toàn khác. "Make in Viet Nam" là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các DN Việt Nam. 

"Made in Viet Nam" không quan tâm tới công nghệ nhập khẩu, lắp ráp hay sản xuất hàng hóa, miễn các giá trị đó sản sinh tại Việt Nam càng nhiều càng tốt. Còn với "Make in Viet Nam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sáng tạo, thiết kế một cách chủ động. 

"Khi thực hiện chiến lược "Make in Viet Nam", các DN sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn", Thứ trưởng nhấn mạnh. 

"Thông qua chiến lược "Make in Viet Nam", chúng ta sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi kinh tế toàn cầu, thay vì chỉ gia công và lắp ráp. Điều đó giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại", Thứ trưởng cho biết thêm.

Giải thưởng công khai, minh bạch

Chia sẻ về đảm bảo tính công tâm, khách quan trong quá trình chấm giải khi thành phần ban giám khảo có xuất hiện lãnh đạo các DN, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: Việc chấm giải được thực hiện theo quy chế do Ban tổ chức quy định. 

Từ trước đến nay, nhiều giải thưởng về công nghệ đã có thành phần lãnh đạo DN trong ban giám khảo, tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến sự khách quan của quá trình chấm giải. Sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn cũng sẽ giúp ngăn chặn hành vi lũng đoạn. 

Giải thích thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, TS. Mai Liêm Trực là người rất có uy tín trong lĩnh vực TT&TT. Việc TS. Mai Liêm Trực là Chủ tịch Hội đồng giám khảo sẽ đảm bảo cho sự công tâm, khách quan trong quá trình chấm giải. Bên cạnh đó, quá trình chấm giải sẽ được livestream trực tiếp trên mạng. Các DN tham gia có thể theo dõi quá trình chấm, trao đổi, thảo luận của các thành viên trong Hội đồng.

Tôn vinh sản phẩm sáng tạo tại Việt Nam

Tại buổi họp báo, đã có DN công nghệ đặt câu hỏi "Các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (FDI) có được tham dự giải hay không? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết: Phương châm cơ bản của giải thưởng là tuyên dương những sản phẩm thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, giải quyết bài toán Việt Nam. Tất cả các DN FDI nếu có sản phẩm đáp ứng 2 tiêu chí này đều có thể đăng ký tham dự giải thưởng. 

Một giải thưởng khác biệt

Trao đổi về sự khác biệt của Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" với các giải thưởng khác, Thứ trưởng Phan Tâm cho hay: Điểm khác biệt đầu tiên xuất phát từ chính cái tên của giải thưởng. Đối tượng chính của giải thưởng này là các sản phẩm ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ số cốt lõi của cuộc CMCN 4.0. Đó phải là các sản phẩm ra đời với tinh thần "Make in Viet Nam". 

"Đây là giải thưởng được triển khai trong một chiến lược quốc gia do Thủ tướng Chính phủ chính thức công bố tại Diễn đàn phát triển DN công nghệ số Việt Nam. Do vậy, đây là giải thưởng mang tầm quốc gia do Bộ TT&TT - cơ quan đứng đầu về lĩnh vực công nghệ số đồng chủ trì", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Điểm khác biệt thứ ba, theo Thứ trưởng, là cách thức chấm giải được công khai minh bạch. Do là giải thưởng công nghệ số, ban tổ chức muốn áp dụng luôn công nghệ số từ việc nộp hồ sơ, cách thức chấm giải. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT và VCCI cam kết đồng hành để sản phẩm và DN có chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường, không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới.

Tạo cơ hội cho tất cả mọi người, kể cả DN nhỏ, siêu nhỏ hay các cá nhân

Trả lời câu hỏi "Cơ cấu giải thưởng có sự "ưu ái" nào với các DN nhỏ, siêu nhỏ?", ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết: Giải thưởng này không loại trừ ai và sẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi người, kể cả DN nhỏ, siêu nhỏ hay các cá nhân, miễn họ có những ý tưởng sáng tạo, thỏa mãn được những điều ghi trong quy chế.

Các sản phẩm này sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ để phát triển tiếp với mong muốn ngày càng có nhiều hơn nữa các sản phẩm công nghệ tốt, đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Mai Liêm Trực cũng cho biết, trong 5 loại giải thưởng, các DN dù nhỏ, siêu nhỏ nhưng có tiềm năng tốt vẫn có thể đạt giải nhất. Theo Ban Tổ chức Giải thưởng, việc đăng ký tham dự giải thưởng không hề mất phí. Khi tham dự giải thưởng, DN sẽ có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình, ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • akaMES: Nền tảng chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất
    Phần mềm điều độ sản xuất thông minh akaMES là sản phẩm đầu tiên trên thế giới ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào điều phối sản xuất thông minh theo thời gian thực, cho phép các doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu sản xuất, từ quản lý đơn hàng đến lập kế hoạch sản xuất và thích ứng với nhiều kịch bản khác nhau từ thực tế và nhu cầu cụ thể.
  • "Không gian mới" và một số vấn đề đặt ra cho ngành xuất bản
    Cách mạng công nghệ (CMCN) lần thứ tư tạo ra chuyển đổi số, tạo ra một không gian mới là không gian mạng (KGM). Trong ngành xuất bản tự nhiên xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp mới, chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ số, chưa từng làm xuất bản nhưng lại có sản phẩm thay thế xuất bản. Chủ yếu là ở trên không gian mới - KGM.
  • Các cuộc tấn công ngầm trong truyền thông kỹ thuật số
    Trong thế giới trực tuyến của chúng ta, chúng ta đang phải đối mặt với một mối đe dọa mạng mới vừa lén lút vừa nguy hiểm: các cuộc tấn công ngầm.
  • Tạo "hệ sinh thái" KOL trẻ vì cộng đồng
    Sau hành trình của Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018, vượt ra ngoài khuôn khổ trận đấu, mỗi cầu thủ sau khi trở về đều trở thành niềm tự hào của quê hương, đồng thời truyền cảm hứng, nối ước mơ cho thế hệ trẻ. Cùng công thức ấy, liệu có thể áp dụng cho lĩnh vực chính trị-xã hội?
  • Chiến lược "4 Mới" - chìa khóa then chốt để khai phóng giá trị kinh doanh của nhà mạng
    Trước làn sóng chuyển đổi số thông minh, chiến lược "4 Mới" không chỉ đại diện cho nỗ lực đổi mới công nghệ mạng, mà còn là động lực quan trọng để không ngừng khai phóng giá trị kinh doanh của mạng.
Đừng bỏ lỡ
Những khác biệt từ Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO