Nữ tiến sĩ Việt kiều ở Hungary góp ý cho Dự thảo văn kiện ĐH Đảng

Phi Hà| 25/11/2015 09:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Tiến sĩ Phan Bích Thiện - Việt kiều Hungary, góp ý cho dự thảo văn kiện ĐH Đảng về cơ chế để Việt kiều đóng góp cho đất nước mà không phải về nước.

Cũng như các kiều bào đã có nhiều năm hoạt động kết nối tích cực giữa cộng đồng người Việt ở nước sở tại với các cơ quan hữu quan trong nước, Tiến sĩ Phan Bích Thiện, Chủ tịch Quỹ vì quan hệ Hungary- Việt Nam, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary đã trao đổi với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về những nội dung chị mong muốn đóng góp cho Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.

PV:Thưa chị Phan Bích Thiện, theo chị dự thảo văn kiện hiện nay đã đề cập công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 vẫn tiếp tục nâng cao vấn đề, coi khối người Việt Nam ở nước ngoài là một khối không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Đấy là điều rất khích lệ chúng tôi.

nu tien si viet kieu o hungary gop y cho du thao van kien dh dang hinh 0
Tiến sĩ Phan Bích Thiện.

Và cũng có vấn đề được đưa ra là bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đấy là một mối tương tác đúng, vì bên cạnh việc kêu gọi kiều bào đóng góp hướng về quê hương đất nước, ngược lại Đảng và nhà nước cũng đặt ra sự hỗ trợ, bảo hộ kiều bào khi cần thiết. Đấy là một tư duy đúng, khi quan hệ giữa Đảng- Nhà nước – kiều bào được xây dựng trên tư duy này sẽ tạo được một cơ sở bền vững, càng kêu gọi được kiều bào gắn kết hơn với đất nước.

PV:Từ góc độ và kinh nghiệm là người Việt sống và làm việc lâu năm ở nước ngoài, theo chị, Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII cần bổ sung những gì để hoàn thiện hơn công tác này?

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Trong vấn đề kiều bào việc rất nên chú trọng là khối trí thức kiều bào. Lượng kiều hối gửi về cũng rất quan trọng nhưng theo tôi tiềm năng chất xám của giới trí thức chuyên gia kiều bào ở nước ngoài còn quan trọng hơn nhiều và có thể mang rất nhiều lợi ích cho đất nước.

Tôi đề nghị làm sao có thể xây dựng cụ thể hơn về những chính sách hoặc những mô hình để trí thức kiều bào ở nước ngoài vẫn có thể đóng góp cho đất nước mà không cần thiết phải chuyển về Việt Nam sinh sống.

Hiện giờ trong công cuộc hội nhập, văn kiện Đại hội Đảng cũng đưa ra những hướng phát triển chính của đất nước như là phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển đô thị thông minh, đưa khoa học công nghệ vào việc phát triển đất nước v.v. là những lĩnh vực giới chuyên gia trí thức kiều bào có thể đóng góp được rất nhiều.

Lần đầu tiên vào năm trước đã có tổ chức Hội nghị trí thức chuyên gia kiều bào đóng góp cho định hướng phát triển kinh tế. Nhưng khối trí thức chuyên gia ở nước ngoài vẫn chưa có được một mối tương tác cụ thể đối với các cơ quan trong nước. Phối hợp với trong nước họ thường từ tâm của mình hoặc cá nhân, hoặc có điều kiện...nhưng chưa thấy thành một hệ thống.

PV:Chị có đề nghị những chính sách rất cụ thể, chị có thể đưa ra ví dụ?

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Ví dụ như việc bảo hộ kiều bào ở nước ngoài cần có vai trò của nhà nước. Như việc kết hợp giữa đại sứ quán và cộng đồng người ở nước ngoài trong rất nhiều trường hợp. Chẳng hạn có thể một số nước khi đưa ra một số luật nào đó ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam, thì có lẽ phải có những chỉ thị rất cụ thể cho những cơ quan đại diện, là trong những trường hợp nào thì cơ quan đó phải có kiến nghị với nước sở tại để bảo vệ cho quyền lợi của cộng đồng Việt Nam.

Bên cạnh đó cần có những chính sách cụ thể cho trí thức chuyên gia như họ sẽ có được quyền lợi như thế nào khi về nước làm việc, cần cụ thể, để tránh những bất cập về sau trong những cơ quan tiếp nhận họ. Kiều bào trước khi quyết định về nước để tham gia những hoạt động khoa học công nghệ, họ cũng sẽ biết được là những gì đang chờ họ ở nhà.

PV:Còn về công tác đối ngoại nhân dân, là một vấn đề mà dự thảo văn kiện Đại hội Đảng cũng có nhắc tới?

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Thực ra để quảng bá tuyên truyền hội nhập, thì chính kiều bào sẽ làm hiệu quả nhất cho việc tuyên truyền cho Việt Nam hội nhập với người dân nước sở tại. Vì thế cũng nên đưa ra các đường hướng cụ thể là các cơ quan đại diện ngoại giao phải tạo điều kiện cho các kiều bào (như về cung cấp tư liệu,hình ảnh, hoặc phổ biến tình hình trong nước kịp thời…, hoặc những việc đó cần hỗ trợ gì, như thế nào), kết hợp với khối kiều bào ở nước sở tại để làm sao khối kiều bào làm công tác đối ngoại nhân dân tốt nhất. Điều đó phải thành một trong những nhiệm vụ cụ thể của cơ quan đại diện của nhà nước.

PV:Vâng xin cảm ơn chị./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Nữ tiến sĩ Việt kiều ở Hungary góp ý cho Dự thảo văn kiện ĐH Đảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO