Cụ thể, cứ 10 người dân thì có hơn 9 người sử dụng Internet không dây tốc độ cao, với mức thâm nhập băng rộng hơn 90,3% vào cuối năm 2015, so với tỉ lệ 81,6% vào tháng 12/2014.
Tính theo quốc gia, năm 2014, trong số 35 quốc gia thành viên OECD chỉ có 8 quốc gia có tỉ lệ thâm nhập băng rộng trên 100% nhưng đến năm 2015 là 9 quốc gia, đó là Nhật Bản, Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Australia, Estonia, New Zealand và Hàn Quốc. Với tỉ lệ thâm nhập là 138,8%, Nhật Bản đã vượt Phần Lan để trở thành quốc gia đứng đầu OECD về sử dụng băng rộng (Phần Lan chỉ đạt 135,4%.).
Mức thâm nhập cố định băng rộng trung bình của OECD đạt 29% (tháng 12/2015), tương đương với 371 triệu thuê bao, tăng so với 356 triệu thuê bao năm 2014. Đứng đầu danh sách các quốc gia có mức thâm nhập cố định băng rộng cao trong khu vực là Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan và Pháp, với tỉ lệ tương ứng là 51,9%, 42,4%, 41,3% và 40,4%.
Tỉ lệ thâm nhập di động băng rộng của các quốc gia thành viên OECD, tính đến tháng 12/2015 (Nguồn oecd.org)
Về công nghệ được sử dụng trong kết nối băng rộng, DSL suy giảm chiếm 45,7% thuê bao cố định băng rộng. Thuê bao cáp quang chiếm 19,4% tổng thuê bao so với 16,2% trong tháng 12 năm 2014. Nhật Bản, Hàn Quốc và Latvia là 3 quốc gia có số thuê bao dịch vụ cố định băng rộng cáp quang nhiều nhất, tương ứng là 73%, 71% và 61%.
Ngoài ra, cuối năm 2015, OECD có thêm 127 triệu thẻ SIM M2M đăng ký sử dụng so với 107 triệu thẻ vào cuối năm 2014. Thụy Điển đứng đầu về kết nối, với 69 thẻ SIM M2M trên 100 dân, tiếp theo là New Zealand, Na Uy, Phần Lan và Ý.
(Nguồn telecompaper.com)