Phần mềm độc hại trong doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương tăng 270%

Hoàng Linh| 28/01/2019 10:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Báo cáo tình hình phần mềm độc hại hàng năm (State of Malware Report) mới nhất của Malwarebytes phân tích các mối đe dọa phần mềm độc hại hàng đầu từ tháng 1 - 11/2018 và so sánh với cùng kỳ năm 2017.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo xác định có sự gia tăng mạnh trong việc phát hiện phần mềm độc hại dựa trên doanh nghiệp. Dưới đây là một số nội dung chính của báo cáo đối với châu Á - Thái Bình Dương:

1. Phát hiện phần mềm độc hại tấn công doanh nghiệp tăng hơn 270%

Các tác giả phần mềm độc hại đã chuyển hướng trong nửa cuối năm 2018 để nhắm mục tiêu vào các tổ chức so với người tiêu dùng, theo đó các doanh nghiệp (DN) phải chi trả một khoản tiền lớn hơn cho bảo mật. Tổng số các phát hiện phần mềm độc hại vào DN đã tăng đáng kể so với năm ngoái - 270% - chủ yếu là do sự gia tăng của các cửa hậu (5137%), các công cụ khai thác tiền điện tử (1184%) và việc sử dụng khai thác đối với các điểm cuối của chúng (3690%), cho thấy mức độ lớn hơn các điểm cuối cần phải được vá và bảo mật.

2. Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Australia và Philippines trong top 10 quốc gia trên toàn cầu về phát hiện các mối đe dọa

Năm quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã lọt top 10 về các mối đe dọa đối với kinh doanh trong năm 2018, tính theo số lượng, lần lượt là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Australia và Philippines, xếp thứ 2, 5, 6, 7 và 10 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã chống lại một luồng phần mềm độc hại cửa hậu trong mạng lưới kinh doanh của họ. Ở Australia, các mối đe dọa chính là phần mềm quảng cáo, tiền điện tử, nhiều kẻ đào tiền ảo, sửa đổi các cài đặt hệ thống, làm chậm, gián đoạn hoạt động…

3. Tiền điện tử gây sự chú ý trong năm

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2018 chứng kiến một làn sóng lớn các loại tiền điện tử độc hại tìm đường vào các mạng công ty. Trong khi các phát hiện tiền điện tử chỉ tăng 7% trên toàn cầu, tại châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo cho biết mức tăng 1184% mỗi năm.

Các tác nhân đe dọa dường như từ bỏ tất cả các hình thức tấn công khác để thử nghiệm kỹ thuật mới từ máy tính để bàn đến thiết bị di động; Hệ điều hành Mac, Windows và Android; các cuộc tấn công dựa trên phần mềm và trình duyệt.

4. WannaCry vẫn lây lan rộng ở châu Á - Thái Bình Dương

Trong khu vực, mối đe dọa phần mềm gián điệp (ransomware) lớn nhất là WannaCry vẫn đang lan rộng đến các điểm cuối chưa được vá. Năm nay, các cuộc tấn công ransomeware tinh vi hơn nhằm vào các DN, đặc biệt là các lĩnh vực ngành giáo dục, sản xuất và chính phủ. Các cuộc tấn công dạng này tăng đột biến chính về số lượng ở nơi làm việc.

5. Trên toàn cầu, giáo dục, chính phủ, sản xuất và chăm sóc sức khỏe là những ngành hàng đầu bị ảnh hưởng bởi Trojans

Khi xem xét kỹ danh mục Trojan, mã độc Emotet đứng hàng đầu khiến giáo dục, sản xuất và khách sạn đứng đầu danh sách nguy cơ.

Xu hướng hiện tại với Trojans có thể sẽ tiếp tục, trong khi vẫn có cơ hội cho bọn tội phạm khai thác cấu hình yếu và tài sản lỗi thời. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn hơn là copycats và các thế hệ trojan mới có khả năng sẽ thống trị năm 2019 trên các ngành dọc và trên toàn cầu.

Chúng ta đã trải qua một năm thách thức về phần mềm độc hại mà không có dấu hiệu dừng lại, chuyên gia Jeff Hurmuses, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Malwarebytes cho biết.

Những kẻ tấn công đã tiếp tục thay đổi phương pháp khi tấn công mạnh mẽ vào các DN có các mạng không an toàn và chưa được vá. Từ các xâm phạm dữ liệu lớn đến các cuộc tấn công ransomware, các DN đang trải nghiệm những gì người tiêu dùng đã và đang trải qua, nhưng ở quy mô lớn hơn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phần mềm độc hại trong doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương tăng 270%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO