Phát triển sản phẩm CNTT thương hiệu Việt

04/11/2015 07:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa, ngày 15/11 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Công viên phần mềm Quang Trung tổ chức chương trình “Sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt - VIBrand 2012. Đây là sự kiện hàng năm, bắt đầu gây được tiếng vang cho ngành CNTT Việt Nam

Tín hiệu vui cho ngành công nghiệp CNTT Việt Nam

Chương trình được thực hiện để hưởng ứng chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt” hàng năm nhằm đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu CNTT của Việt Nam.

Tại lễ khai mạc năm nay, ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Chương trình VIBrand dần dần đã trở thành kênh thông tin hữu ích giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và Chính phủ. Chương trình giúp người tiêu dùng và các nhà đầu tư thấy được sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, góp phần định hướng cho việc ưu tiên đầu tư, mua sắm và sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin nội địa. Chương trình cũng là nơi để các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cùng tìm kiếm các giải pháp, thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Chương trình phát triển sản phẩm CNTT thương hiệu Việt là một nội dung lớn thuộc Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam (phê duyệt theo Quyết định 50/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2011, là năm khởi đầu của Chương trình. So với năm 2011, năm nay số lượng sản phẩm dịch vụ CNTT tham gia triển lãm phong phú hơn hẳn. Triển lãm thu hút khoảng 50 doanh nghiệp đến từ các đơn vị: khu Công viên phần mềm Quang Trung, Đà Nẵng, Cần thơ, Đại học Quốc gia, hiệp hội điện tử… giới thiệu hơn 200 loại sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Các dòng sản phẩm tương đối phong phú: từ các sản phẩm chuyên dụng như tổng đài, máy chủ, phần mềm cho doanh nghiệp… đến các sản phẩm phục vụ trực tiếp người tiêu dùng như điện thoại, máy tính, các thiết bị ngoại vi..

Mặc dù vậy, phải thẳng thắn thừa nhận sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu trong nước. Để sản phẩm CNTT thương hiệu Việt, cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ phía Chính phủ về mặt cơ chế chính sách.

Sự hỗ trợ của nhà nước

Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 với các điều, khoản mới giúp hỗ trợ các DN về thương hiệu, thị trường và nghiên cứu phát triển

Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, việc xác định cơ chế, chính sách cho các sản phẩm thương hiệu Việt của lĩnh vực công nghệ thông tin được Bộ Thông tin và Truyền thông xúc tiến mạnh mẽ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, để hỗ trợ phát triển sản phẩm-dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt cần có những tiêu chuẩn, chính sách rõ ràng để xác định về một sản phẩm-dịch vụ công nghệ thông tin mang thương hiệu Việt, đặc biệt đối với sản phẩm phần mềm, nội dung số. Các sản phẩm này có thể được hỗ trợ nghiên cứu phát triển, đưa vào danh mục hàng hóa ưu tiên khi cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu.

Bộ TT&TT cho biết thị trường CNTT trong nước đang phát triển mạnh, tổng chi tiêu cho CNTT năm 2011 ước đạt trên 3 tỉ USD tăng 20% so với năm 2010. Bên cạnh đó hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và thực hiện Nghị Quyết 11/NQ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chi tiêu cho CNTT trong khối các cơ quan nhà nước đang có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT Việt Nam, có chất lượng và giá thành cạnh tranh hơn so với các sản phẩm ngoại nhập. Người tiêu dùng trong nước cũng bắt đầu quan tâm và chú ý hơn tới các sản phẩm CNTT Việt Nam. Đây là những tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

PV

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển sản phẩm CNTT thương hiệu Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO