Quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện

21/03/2016 09:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ ngày 15/3/2016, Thông tư số 43/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức có hiệu lực.


Theo Thông tư, Phòng giao dịch bưu điện được thực hiện các nghiệp vụ gồm: Nhận tiền gửi tiết kiệm; Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân; Cung ứng séc trắng; rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán; thực hiện dịch vụ chi hộ trong nước trong phạm vi số dư tài khoản đối với khách hàng cá nhân có mở tài khoản tại phòng giao dịch bưu điện; Thực hiện dịch vụ thu hộ trong nước; Dịch vụ chuyển tiền mặt; chi, trả ngoại tệ; Đại lý kinh doanh bảo hiểm theo Giấy phép thành lập và hoạt động của LienVietPostBank và quy định của pháp luật hiện hành.

Việc khai trương hoạt động phòng giao dịch bưu điện phải đáp ứng các điều kiện như: Nhân sự tại phòng giao dịch bưu điện phải có tối thiểu 03 người, trong đó có 01 người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát và phê duyệt các giao dịch hàng ngày. Đã tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ liên quan do LienVietPostBank tổ chức (trừ trường hợp cán bộ tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng). Đối với nhân sự giữ chức danh kiểm soát viên (hoặc chức danh tương đương) phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng; Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính và chi nhánh quản lý; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của NHNN và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan; Có quy định nội bộ quản lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến tính an toàn, bảo mật theo quy định của pháp luật và LienVietPostBank; Đáp ứng các yêu cầu về an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phòng giao dịch bưu điện không có kho tiền theo quy định của NHNN: Đối với trường hợp trên cùng địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, LienVietPostBank có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, LienVietPostBank phải chịu trách nhiệm vận chuyển tiền của các phòng giao dịch bưu điện không có kho tiền theo quy định về kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định sau khi kết thúc giờ giao dịch mỗi ngày làm việc. Trường hợp trên cùng địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, LienVietPostBank không có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, LienVietPostBank phải chịu trách nhiệm vận chuyển tiền của các phòng giao dịch bưu điện không có kho tiền sau khi trừ hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày về kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định sau khi kết thúc giờ giao dịch mỗi ngày làm việc…

Thông tư cũng quy định cụ thể về trình tự khai trương hoạt động, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch bưu điện; thủ tục, hồ sơ, điều kiện nâng cấp phòng giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch; quản lý, thanh tra, giám sát phòng giao dịch bưu điện; trách nhiệm của LienVietPostBank, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh nơi LienVietPostBank đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện…

Đối với các phòng giao dịch bưu điện đã thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, LienVietPostBank phải đảm bảo các phòng giao dịch bưu điện đáp ứng đủ điểu kiện khai trương hoạt động theo quy định tại Thông tư này. Quá thời hạn này, LienVietPostBank phải chấm dứt hoạt động các phòng giao dịch bưu điện chưa đáp ứng đủ điều kiện khai trương hoạt động theo quy định tại Thông tư này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO