Chuyển động ICT

Quy hoạch phân kênh tần số vi ba băng tần E: Mở “đường cao tốc” truyền dẫn cho hạ tầng 5G

QA 14:09 04/04/2025

Việt Nam đã cấp phép thương mại hóa 5G từ tháng 4/2024 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cấp hạ tầng truyền dẫn.

5g.jpg

Ngày 31/3/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71- 76 GHz và 81- 86 GHz.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/5/2025. Việc ban hành Thông tư là bước đi quan trọng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc sử dụng băng tần E tại Việt Nam, tạo nền tảng thuận lợi cho triển khai hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao - một thành phần thiết yếu để phát triển mạng 5G trên phạm vi toàn quốc.

Giải bài toán truyền dẫn vô tuyến băng thông rộng trong kỷ nguyên 5G

Việt Nam cấp phép thương mại hóa 5G từ tháng 4/2024 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cấp hạ tầng truyền dẫn. Với khả năng cung cấp tốc độ vượt trội và kết nối đồng thời hàng triệu thiết bị, mạng 5G đòi hỏi các tuyến truyền dẫn - đặc biệt là các tuyến viba kết nối giữa các trạm gốc - phải đáp ứng được băng thông cực lớn, hỗ trợ tốc độ lên đến 10 Gbps và độ rộng kênh có thể lên tới 2000 MHz.

Tuy nhiên, các băng tần viba dưới 30 GHz hiện tại chỉ cho phép dung lượng truyền dẫn tối đa khoảng 2 Gbps do hạn chế về độ rộng kênh. Trong khi đó, băng tần V (57 - 66 GHz) dù có băng thông lớn hơn nhưng lại bị giới hạn về khoảng cách truyền do suy hao tín hiệu cao.

Băng tần E: Lựa chọn chiến lược cho truyền dẫn tốc độ siêu cao

Trước bối cảnh đó, băng tần E nổi lên như một giải pháp chiến lược nhờ các đặc tính kỹ thuật ưu việt. Với khả năng cung cấp dung lượng lớn, độ rộng kênh từ 250 MHz - 2000 MHz, ít bị ảnh hưởng suy hao do mưa hơn băng tần V, băng tần E cho phép triển khai các tuyến truyền dẫn tốc độ cao trong cự ly ngắn, đặc biệt phù hợp với nhu cầu truyền dẫn trong khu vực đô thị mật độ cao, trung tâm dữ liệu và mạng truy nhập vô tuyến 5G.

Việc ban hành và sớm áp dụng quy hoạch chi tiết băng tần E, khẳng định tầm nhìn chiến lược trong quản lý tần số, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống truyền dẫn vô tuyến siêu tốc. Bước tiến này sẽ đáp ứng nhu cầu băng thông ngày càng lớn của mạng 5G và ứng dụng tương lai, góp phần xây dựng "đường cao tốc" vững chắc cho hạ tầng viễn thông thế hệ mới của Việt Nam.

Thông tư số 02/2025/TT-BTTTT gồm 5 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, mục tiêu quy hoạch, nội dung quy hoạch và điều khoản thi hành.

Nội dung cụ thể của Thông tư như sau:

- Phân chia gồm 19 kênh FDD có độ rộng 2x250 MHz với khoảng cách tần số thu-phát 10 GHz để sử dụng cho các hệ thống viba liên lạc điểm - điểm.

bang-tan-e_1.png

- Trong trường hợp cần độ rộng kênh lớn hơn có thể ghép các kênh 250 MHz liền kề với độ rộng kênh tối đa 2000 MHz, khoảng cách song công thu - phát FDD là 10 GHz và tần số trung tâm được quy định cụ thể cho mỗi độ rộng kênh. Không ghép quá 08 kênh 250 MHz liên tiếp.

bang-tan-e-2(1).png
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch phân kênh tần số vi ba băng tần E: Mở “đường cao tốc” truyền dẫn cho hạ tầng 5G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO