Sách cũ và sự định danh

Minh Trí| 27/04/2020 09:39
Theo dõi ICTVietnam trên

“Sách cũ bị coi như con ghẻ”: Đó là tâm sự buồn của anh Lê Văn Hợp (SN 1984, Hà Nội) - ông chủ của Sách cũ Hà Thành – một địa chỉ quen thuộc của những người yêu sách.

Sách cũ và sự định danh - Ảnh 1.

Anh Lê Văn Hợp (SN 1984, Hà Nội) - ông chủ của Sách cũ Hà Thành

Trong một buổi chiều giữa cao điểm của đại dịch Covid, tôi đã phải rất khó khăn để liên hệ và gặp được chàng trai 8x Lê Văn Hợp tại đại bản doanh của anh ở số 27, tập thể k14B, số 55 Lê Thanh Nghị.

Ngồi tại căn phòng làm việc của Lê Văn Hợp kiêm chỗ ở bề bộn sách, tôi được chứng kiến kho sách của Hợp được xây dựng giống như một không gian sách cộng đồng, nơi mọi người có thể đến thoải mái tìm đọc những cuốn mình yêu thích. Lê Văn Hợp cho biết, để có số lượng sách đồ sộ này, anh sưu tầm bằng nhiều nguồn như sách bạn bè ký gửi và tự tìm tòi mua lại. Ông chủ tiệm 8X cũng bán sách cho những người có nhu cầu để mưu sinh. Tuy vậy, những cuốn sách hiếm anh vẫn giữ lại để đảm bảo sự phong phú của kho sách.

Tôi đã được Hợp tâm sự khá thẳng thắn về niềm đam mê sách đầy tâm huyết và kỳ công của mình cũng như những chuyện vui, buồn của người sưu tầm, kinh doanh sách cũ.

Sách cũ và sự định danh - Ảnh 2.

Gia tài sách cũ của Lê Văn Hợp

Bán sách thời @

Hợp kể, hiện nay người người bán hàng online, mọi hình thức kinh doanh sách cũ đều chủ yếu diễn ra trên mạng. Trên thị trường sách cũ không có nhiều đơn vị làm sách cũ, đa phần là các cá nhân tự đăng tải lên mạng, tự giới thiệu sách của mình và trực tiếp trao đổi, mua bán với nhau.

Khách của Hợp khá nhiều, trong Nam, ngoài Bắc, kể cả ở nước ngoài. Những người ở nước ngoài tìm hiểu thông tin về cuốn sách mong muốn với Hợp qua mạng xã hội rồi nhờ bạn bè trong nước qua lấy rồi gửi sang. Hiện nay, thể loại sách mà Hợp kinh doanh chủ yếu dành cho đối tượng là 7x, 8x. Theo Hợp, giới sưu tầm sách cũ nhiều nhất là ở trong Miền Nam.

Nhiều cuốn sách cũ giá trị rất cao thường là những bản in lần đầu có số lượng giới hạn trước năm 1945, chẳng hạn như Vang Bóng Một Thời (Nguyễn Tuân), Số Đỏ (Vũ Trọng Phụng), giá cả những cuốn đẩy lên đến mấy chục triệu, trong khi đó những cuốn in bây giờ chỉ có vài chục nghìn đồng.

Hợp vui vẻ chia sẻ, cuốn sách giá trị cao nhất mà ông chủ 8x bán được đó là cuốn Vang Bóng Một Thời (Nguyễn Tuân), Nguyễn Thái Học (Nhượng Tống) được bán giá 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm sưu tầm sách thì đến thời điểm này, Hợp cũng phải thừa nhận rằng mình vẫn còn phải học hỏi nhiều, cẩn thận hơn trong lĩnh vực này. Chia sẻ rủi ro nghề nghiệp, Hợp cho biết Tại Hội chợ sách ở Hoàng Thành cách đây vài năm, Sách cũ Hà Thành của Hợp cũng tham gia mở gian hàng, khi đó Hợp có nhận lời bán ký gửi một số cuốn sách của người bạn, vô tình có vài cuốn sách chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Hợp cũng cho biết, có lúc anh vô tình bán cuốn sách có giá trị sưu tầm, sau đó anh phải bỏ khá nhiều tiền hơn để mua lại.

Sách cũ vẫn bị ghẻ lánh

Câu chuyện buồn mà Hợp chia sẻ với tôi đó là việc tại các Hội sách của ngành xuất bản, các gian hàng sách cũ thường không được bố trí sắp xếp vào những vị trí đẹp mà chỉ cho vào một khu vực riêng, khuất.

Tự lý giải cho việc bị sắp xếp này, Hợp cho rằng sách cũ chất lượng không thể bằng sách mới. Vì sách cũ do thời gian nên sách bụi bặm, lại cạnh tranh giá cả với sách mới. Sách cũ hiện không có bán theo giá bìa mà tự định giá theo nhu cầu, thú chơi khác hẳn với sách mới.

Chính vì lẽ đó, những năm gần đây, Hợp không tham gia các sự kiện hội sách nữa mà chủ yếu quảng bá, giới thiệu, kinh doanh sách sưu tầm của mình trên fanpage Sách cũ Hà thành với hơn 5.000 thành viên, theo chàng trai 8x thì đó là là nơi mua bán, trao đổi hiệu quả nhất hiện nay.

Những năm gần đây, một số đơn vị như Nhã Nam, Đông A, ... đã phát hành những bản đặc biệt có phân khúc riêng, tập trung vào lĩnh vực văn học kinh điển, sử học, văn hóa với những tác phẩm hay, tác giả được biết đến nhiều. Việc phát hành bản đặc biệt giống như những cuốn sách ngày xưa như bản in giới hạn, chất lượng giấy khác với chất lượng bình thường, có chữ ký tác giả, có đánh số như Văn Mới, Sách Tết, Số Đỏ, Bố Già, ... Đây là các ấn bản có giá trị sưu tầm hiện đại giống như sưu tầm những cuốn sách cũ có giá trị.

(Bài viết từ ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số đặc biệt kỷ niệm Ngày sách Việt Nam 21/4/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Sách cũ và sự định danh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO