Đời người không thể không mắc sai lầm. Có những sai lầm, sau này còn có thời gian để sửa chữa nhưng cũng có những lỗi lầm không thể có cơ hội sửa sai, kế quả còn lại chỉ là những hối hận sâu sắc.
Dưới đây là 3 việc nhất định phải làm thật tốt để bản thân luôn đi đúng đường, không xảy ra sai xót.
Tìm thấy chiếc đồng hồ khách để quên trong túi, chủ tiệm giặt là kinh ngạc khi mở ra xem và phát hiện 1 loạt bí mật bất ngờ (P1)
1. Không đánh mất tự tin khi cuộc sống không như ý
Khi mọi thứ không như mong muốn, đừng để bản thân ngã gục không thể gượng dậy, càng không được kết giao với những người bạn bất hảo.
Có một người đàn ông nọ quyết định từ bỏ công việc của nhà nước, tự mình kinh doanh. Ban đầu mọi thứ đều thuận lợi, làm miết rồi, anh ta có mục tiêu cao hơn, tham vọng cũng lớn hơn.
Kết quả là mở rộng kinh doanh quá mức khiến chuỗi vốn đứt đoạn, công ty cũng phải đóng cửa.
Đang từ tầng mây ngã bịch xuống vực thẳm, cảm giác thất bại đè nặng khiến anh ta không thể thở nổi, than trời trách đất, tâm trạng ủ ê.
Vào đúng lúc đó, đám bạn rượu thịt ngày ngày mời anh ta uống rượu, đánh bài để giải khuây. Kết cục càng lún càng sâu, anh ta ngã vào vũng bùn cờ bạc. Sau nửa năm, anh ta mất nhà cửa, thậm chí còn phải vay nặng lãi.
Trong nghịch cảnh, đừng đánh mất sự tự tin. Một khi mất đi tự tin, bạn sẽ mất đi mục tiêu của mình, chán nản bế tắc, bạn càng dễ dàng rơi vào vũng bùn khi bị những người bạn xấu lôi kéo.
Sự nghiệp và cuộc sống luôn xuất hiện những trở ngại, nhưng đừng để trở ngại xuất hiện trong chính niềm tin của bạn. Càng là nghịch cảnh, bạn càng phải cảnh giác, khích lệ bản thân.
2. Không vênh váo đắc ý
Khi mọi việc như ý, không được vênh váo đắc ý. Nếu không những điều không như ý sẽ lập tức tìm tới bạn. Hãy ghi nhớ, khiêm tốn, thận trọng, cẩn thận tránh những sai lầm lớn.
Câu chuyện về con ngựa gỗ thành Troy kể rằng: Liên quân Hy Lạp bao vây thành Troy, tấn công lâu ngày mà chưa thắng. Thế là họ giả vờ rút quân, để lại một con ngựa gỗ khổng lồ, bên trong chứa đầy quân lính Hy Lạp.
Binh lính giữ thành Troy không biết đây là kế sách, tưởng đó là chiến lợi phẩm, vận chuyển vào trong thành, nhảy múa ca hát vui vẻ, tiệc rượu chúc mừng. Sau khi đêm xuống, mọi người chìm vào tĩnh lặng, binh lính Hy Lạp nhẹ nhàng chui ra khỏi bụng con ngựa gỗ, mở cổng thành, trong ngoài kết hợp, công hạ được thành Troy.
Những ví dụ về sự vênh váo đắc ý như vậy nhiều không kể siết, cả trên tin tức hay trong hiện thực đều có.
Ảnh minh họa.
Một người nọ, phấn đấu cả nửa cuộc đời, xây dựng được danh tiếng trở thành chuyên gia, thành tựu dày dặn, phút chốc để lộ ra chuyện riêng tư không thể dập tắt, bôi nhọ lên tất cả những hào quang. Nguyên nhân duy nhất đó là do vênh váo đắc ý.
Con người sống ở đời, cho dù ở vị trí nào, trên người có biết bao vinh quang, đầu óc cũng phải luôn tỉnh táo để hiểu rõ rằng: Mỗi cá thể trong trời đất này đều vô cùng nhỏ bé, không đáng kể.
3. Con người sống, không được làm điều trái với lương tâm
Lương tâm là chỉ trái tim lương thiện, tấm lòng nhân nghĩa. Lương tâm chính là cái gốc của con người, một con người thiện hay ác đều từ tâm phát ra.
Đánh mắng người ở vì 1 đôi giày, người đàn ông biến mình thành trò cười khi nghe bạn nói hết câu chuyện
Người biết ăn năn, thừa nhận sai lầm, có lòng biết ơn, đều là những người có lương tâm.
Sư tổ nghề mộc, Lỗ Ban, có lần làm được một người gỗ có thể giúp cưa gỗ. Đồ đệ của ông là Vương Ân (đã rời xa sư phụ) nhìn thấy bèn lặng lẽ đo đạc người gỗ, làm thành một hình người bằng gỗ y chang, nhưng lại không cử động.
Vương Ân đành miễn cưỡng đi nhờ Lỗ Ban chỉ giáo, 2 người từng là thầy trò, một người hỏi, một người trả lời: "Kích thước đã đo đúng chưa?" "Con đã đo đúng rồi!" "Đo phần đầu chưa?" "Con đo rồi!" "Đo chân chưa?" "Cũng đo rồi!"
Cuối cùng, Lỗ Ban dường như đã hiểu ra, đáp: "Ồ! Chắc ngươi không đo tâm rồi!" (Đo tâm cùng âm với lương tâm). Vương Ân vô tư trả lời: "Đúng rồi! Con chưa đo tâm."
Lỗ Ban cúi mặt xuống, giọng nghiêm khắc nói: "Vương Ân, người không có lương tâm thì không thể làm nên chuyện."
Người có lương tâm, trước khi làm việc, chắc chắn sẽ nhìn vào lương tâm mà tự hỏi làm như vậy có đúng không; Người có lương tâm, nói chuyện, xử sự đều xét tới lương tri, ắt sẽ không mắc phải sai lầm.
Con người, có thể không có tiền bạc, chức vị, quyền thế nhưng bắt buộc phải có lương tâm; Con người, có thể có lỗi với người khác, nhưng không được có lỗi với lương tâm. Không có lương tri, tiền đồ cũng trở nên đáng lo ngại.
Vậy nên, nếu bạn phạm phải 3 điểm kể trên, đó có thể là sai lầm cả một đời, là sai lầm hủy hoại một người; cũng có thể là sai lầm không thể bù đắp, không thuốc nào có thể cứu vãn được.