Với sự hỗ trợ từ công nghệ tiên tiến của Cốc Cốc, TTXVN sẽ không chỉ cung cấp tin tức mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức trình bày, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng trong kỷ nguyên số.
Nguồn lực văn hóa được xem là nguồn lực đặc biệt, là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững đất nước. Một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng ta xác định là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Kiểm soát chi tiêu đóng vai trò tối quan trọng đối với quá trình lập và dự toán ngân sách của một doanh nghiệp. Không thể lường trước được biên độ thay đổi chi phí cho một thành phần nào đó hoặc dự đoán chi tiêu trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến khả năng lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn và các khoản đầu tư khác.
Tham gia Hiệp hội Hạ tầng khóa công khai châu Á (APKIC), Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT có cơ hội tiếp cận kho tài nguyên kiến thức về hạ tầng khóa công khai (PKI), được giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với cơ quan quản lý các nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CKS)
Các đô thị ven biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của quốc gia. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc thúc đẩy kiến trúc bền vững cùng với quy hoạch đô thị xanh, thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tương lai cho các đô thị ven biển.
Trong mục tiêu chung hướng đến phát thải ròng về mức 0 vào năm 2050 (Net Zero), Việt Nam đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025, hoàn thiện khung pháp lý vào năm 2027 và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028. Với mục tiêu của Chính phủ, thì đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội đổi mới đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Khí hậu nước ta rất phù hợp với phát triển nuôi biển công nghiệp quy mô lớn xa bờ . Tuy nhiên, có một số khó khăn, thách thức như kỹ thuật trong sản xuất giống hạn chế, quy mô nhỏ; công nghệ nuôi, hệ thống lồng còn chưa phát triển, nhân lực hạn chế... đang trở thành lực cản lớn để phát triển nghề nuôi trồng có nhiều tiềm năng này.
Để Đồng bằng sông Cửu Long thoát cảnh “vùng trũng du lịch” của Việt Nam, cần tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển. Việc tạo hành lang pháp lý minh bạch, điều kiện thuận lợi để phát triển các khu bảo tồn biển là yêu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện nay.
Trước các thách thức từ ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường quản lý tổng hợp các tài nguyên ven biển, thực hiện các biện pháp bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học cũng như các hệ sinh thái biển tự nhiên.
Nghị định quy định lấn biển đang được xây dựng và hoàn thiện được đánh giá là nhiệm vụ cấp thiết đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Nghị định sẽ là khung khổ pháp lý cho khuyến khích thực hiện khai hoang, phục hóa, lấn biển theo quy định.
Việt Nam là một trong năm quốc gia đang phải đối mặt với ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trước tình hình này, các biện pháp cấp bách cần được triển khai nhằm tăng cường khả năng ứng phó và phục hồi sau thiên tai; đồng thời xây dựng các kế hoạch và chiến lược dài hạn để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố yêu sách chủ quyền và yêu sách biển của Trung Quốc dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” là vô giá trị.
Sau khi Hiệp định về Biển cả được thông qua, Hiệp định sẽ mở ký trong vòng 2 năm tính từ ngày 20/9/2023 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ). Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện quan trọng đón đầu cơ hội này để phát triển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát là đến năm 2023 tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế