Truyền thông

Cần tăng cường triển khai các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái biển

Quỳnh Trang 21:58 19/10/2023

Trước các thách thức từ ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường quản lý tổng hợp các tài nguyên ven biển, thực hiện các biện pháp bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học cũng như các hệ sinh thái biển tự nhiên.

Những nguồn lợi to lớn đến từ hệ sinh thái biển

Vùng biển Việt Nam với diện tích rộng lớn khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông với khoảng 20 hệ sinh thái đa dạng. Bao gồm 155.000 ha rừng ngập mặn, gần 1.300 km2 rạn san hô, 500 km2 đầm phá, cùng với khoảng 16.000 ha cỏ biển. Đây là môi trường sống cho khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, bao gồm hơn 6.000 loài động vật đáy, hơn 100 loài cá kinh tế, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Các hệ sinh thái biển này cung cấp lợi ích kinh tế đáng kể, mang lại từ 60 - 80 triệu USD vào mỗi năm, tương đương với khoảng 56 - 100 USD/năm/gia đình cư dân sống tại các huyện ven biển.

Với diện tích lên đến khoảng 12 triệu ha, các vùng đất ngập nước tại Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 37% trong tổng diện tích đất tự nhiên của đất nước. Đây là nơi trú ngụ của các hệ sinh thái quan trọng như hồ, đầm, rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước ven biển, với giá trị vô cùng quý báu về đa dạng sinh học.

Tính đến nay, đã ghi nhận hơn 1.028 loài cá, 848 loài chim và 800 loài động vật không xương sống sống trong các hệ sinh thái nước ngọt. Trong khi đó, các vùng đất ngập nước biển và ven biển của Việt Nam là nơi tồn tại hơn 11.000 loài sinh vật, bao gồm 6.300 loài sinh vật đáy, 2.500 loài cá, 653 loài rong biển, hơn 300 loài san hô, 94 loài cây ngập mặn, 15 loài rắn biển và 25 loài động vật biển có vú. Điều này thể hiện sự phong phú và đa dạng trong hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam.

Hay như ở những vùng biển ven bờ cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý tài nguyên biển và hải sản, ước tính chứa khoảng 407 nghìn tấn hải sản, chiếm 10% tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản trên toàn vùng biển. Nơi đây có các khu vực quan trọng như bãi giống, bãi đẻ, bãi con non và bãi ươm dưỡng thủy sản, được coi là "cái nôi" cung cấp nguồn lợi thủy sản cho vùng lộng và vùng khơi. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ ở Việt Nam rất lớn, với khoảng 153.300 ha diện tích cho việc nuôi cá biển, nhuyễn thể, và 79.790 ha diện tích tiềm năng cho nuôi thủy sản tại vũng, vịnh, eo ngách và ven đảo. Ngoài ra, còn có 67.000 ha diện tích tiềm năng cho việc nuôi thủy sản trên các vùng biển ven bờ khác.

Hệ sinh thái biển không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và là môi trường sống của hàng ngàn loài sinh vật, mà còn là nguồn sống của hàng triệu người dân. Nhận thức về tầm quan trọng này, công việc bảo tồn và phát triển bền vững vùng biển, ven bờ, cùng vùng đất ngập nước giàu tài nguyên và đa dạng sinh học tại Việt Nam luôn được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển bền vững của đất nước.

Hệ sinh thái biển mang lại nhiều tài nguyên, lợi ích cho kinh tế-xã hội.

Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển tại một số tỉnh thành

Trong thời gian gần đây, tỉnh Bình Thuận đã triển khai các dự án thí điểm về quản lý, quyền khai thác và hưởng lợi từ mặt nước biển ven bờ, nhằm đảm bảo hoạt động khai thác nguồn lợi hải sản trong phạm vi được phục hồi. Đồng thời, xây dựng và triển khai các mô hình quản lý cộng đồng, nhằm bảo vệ, tái tạo và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lợi Điệp quạt (Ch.nobilis) tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.

Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng mô hình thí điểm về quản lý đồng quản lý Sò lông (Anadara antiquata line) để góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận. Tại khu bảo tồn biển Hòn Cau, công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển đang được triển khai một cách quyết liệt. Đặc biệt, hệ sinh thái môi trường tự nhiên trên đảo Hòn Cau đang được bảo vệ, giữ lại môi trường sinh thái hoang sơ đã có; trồng thêm 20 hecta rừng để phủ xanh môi trường đảo Hòn Cau.

Các Chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm cũng được ưu tiên triển khai, ví dụ như Kế hoạch hành động bảo tồn các loài rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 tại tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học được kết hợp cùng các chiến dịch quan trọng như Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn hàng năm. UBND tỉnh cũng chú trọng đến việc triển khai các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển Hòn Cau. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện kiểm tra thường xuyên tình hình mua bán, vận chuyển và tàng trữ san hô trái phép trên địa bàn huyện Tuy Phong, đồng thời tiếp tục duy trì công tác bảo tồn và bảo vệ các loài rùa biển tại đảo Hòn Cau.

Tỉnh Bình Thuận luôn nỗ lực trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên tại khu bảo tồn biển.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn tập trung cho công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các hệ sinh thái vùng biển. Đặc biệt, địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện chặt chẽ công tác tuần tra và xử lý nghiêm các hành vi khai thác có thể gây hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường. Ngoài ra, đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ hệ sinh thái san hô và rừng ngập mặn, liên kết với việc xây dựng các nguồn sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư.

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đang kết hợp công tác bảo vệ hệ sinh thái biển với việc chặt chẽ kiểm tra và xử lý các hành vi đánh bắt thủy sản theo hình thức hủy diệt. Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng và các địa phương đã xử phạt 238 trường hợp vi phạm liên quan đến đánh bắt thủy sản, thu nộp ngân sách hơn 3,3 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Ninh luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững cho nguồn sống dân biển, với sự tập trung vào bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Hàng năm, ngành thuỷ sản ở tỉnh tổ chức các đợt thả cá giống vào môi trường tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Vào tháng 4/2023, địa phương đã thả tổng cộng 2,3 triệu con giống thủy sản, bao gồm các loại có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá giò, cá song, tôm thẻ, và nhiều loại khác nhằm hỗ trợ tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Hơn nữa, Quảng Ninh đã thực hiện việc lập quy hoạch chi tiết cho các khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần, và khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, tổng diện tích khoảng 5.883ha. Với mục tiêu là bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảm bảo bảo tồn các loài sinh vật biển quý báu cả về mặt kinh tế và khoa học. Đồng thời, tập trung vào phát triển hình thức du lịch sinh thái, tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững, đặc biệt cho cư dân vùng ven biển.

Quảng Ninh với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái biển tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ hệ sinh thái biển

Nhằm thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia biển phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn như theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định nhiệm vụ cấp bách là ngăn chặn xu hướng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, cũng như khôi phục lại hệ sinh thái biển.

Theo đó, phải kiểm soát hiệu quả việc bảo tồn các hệ sinh thái biển trước tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Để đạt được điều này, cần áp dụng các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác; sử dụng biển.

Hơn nữa, cần thiết phải có sự liên kết và phối hợp giữa các tỉnh, các khu vực và các ngành chức năng để kiểm soát những hoạt động khai thác và làm suy kiệt hệ sinh thái biển. Điều này bao gồm việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, đặc biệt là quản lý nước thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, cũng như các hoạt động thương mại và dịch vụ ven biển.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030, nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • Cảnh sát biển Việt Nam: Trọng trách gìn giữ hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật của Việt Nam và các Điều ước quốc tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển, đảo đặt ra những yêu cầu mới, ngày càng cao cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có trọng trách của Cảnh sát Biển Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Cần tăng cường triển khai các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO