Chuyển đổi số

Kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu ngành TN&MT và GTVT

Trường Thanh 08:00 18/10/2024

Ngành Tài nguyên và Môi trường và Giao thông Vận tải đang đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu để chuyển đổi số.

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường bảo đảm đồng bộ, tích hợp, kết nối

Thông tin về kinh nghiệm xây dựng hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) môi trường và ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực môi trường tại Hội thảo "Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức đầu tháng 10/2024, bà Lê Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Điều tra, Thông tin và Dữ liệu về môi trường, đa dạng sinh học, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết: Kể từ khi Luật Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 được ban hành và có hiệu lực, Bộ TN&MT đã có những nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, trình ban hành và ban hành hành lang pháp lý đầy đủ và chi tiết để hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường từ Trung ương đến địa phương triển khai xây dựng HTTT, CSDL môi trường theo phân cấp quản lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) của lĩnh vực môi trường trong ngành TN&MT.

HTTT môi trường là một hệ thống đồng bộ theo một kiến trúc tổng thể bao gồm: con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu và các chương trình làm nhiệm vụ thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin về môi trường cho người sử dụng trong một môi trường nhất định. CSDL môi trường là hợp phần quan trọng, cốt lõi của HTTT môi trường.

Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn về việc triển khai HTTT, CSDL môi trường, trong thời gian 3 năm (2021 - 2023), Bộ TN&MT đã triển khai nhiệm vụ xây dựng và vận hành HTTT, CSDL môi trường quốc gia (MTQG) đáp ứng chính phủ điện tử (CPĐT) ngành TN&MT (giai đoạn 1).

1.png
Mô hình kiến trúc tổng thể HTTT môi trường quốc gia.

HTTT, CSDL môi trường được xây dựng bao gồm: Phần mềm nền tảng CSDL MTQG; Phần mềm dịch vụ tích hợp; Phần mềm quản lý truy cập tập trung; Phần mềm hỗ trợ thu nhận thông tin môi trường; Phần mềm khai thác thông tin dữ liệu môi trường.

Các HTTT, CSDL môi trường đã và đang tiếp tục đóng vai trò lớn trong việc cập nhật và cung cấp chính xác, kịp thời các thông tin, dữ liệu môi trường dạng số cho Chính phủ, các tổ chức và cá nhân”.

Theo bà Lê Hoàng Anh, đến nay, HTTT, CSDL môi trường quốc gia triển khai trong giai đoạn 1 đã cơ bản được hoàn thành, đáp ứng các mục tiêu đặt ra, phù hợp với Khung kiến trúc CPĐT ngành TN&MT. Các phần mềm, CSDL được thiết kế, xây dựng tuân thủ theo đúng các quy định, hướng dẫn của pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật về môi trường.

Hơn nữa, trong quá trình triển khai, hệ thống liên tục có sự điều chỉnh, cập nhật kịp thời để bảo đảm tuân thủ các quy định pháp lý cũng như đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong quản lý thông tin, dữ liệu thực tế.

Đồng thời, thông tin, dữ liệu từ các CSDL chuyên ngành về môi trường cơ bản đã được chuẩn hóa, chuyển đổi và cập nhật vào CSDL MTQG với khối lượng dữ liệu khá lớn.

Trong đó, nhóm dữ liệu về nguồn thải gồm thông tin dữ liệu của hơn 2.100 dự án, 170 khu sản xuất dịch vụ tập trung, gần 3.600 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, làng nghề.

Nhóm dữ liệu về chất lượng môi trường là kết quả quan trắc môi trường từ chương trình quan trắc môi trường quốc gia và chương trình quan trắc môi trường của một số địa phương.

Nhóm dữ liệu về đa dạng sinh học là thông tin dữ liệu của 178 khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thông tin dữ liệu về loài, nguồn gen tại các cơ sở.

Nhóm dữ liệu về hồ sơ văn bản với dữ liệu của hơn 5.100 hồ sơ về các quy định liên quan đến phân loại dự án đầu tư, thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), hơn 3.300 giấy phép môi trường - GPMT (theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 và Luật BVMT 2020) và một số hồ sơ báo cáo khác.

Đặc biệt, CSDL MTQG đã thực hiện việc gắn mã định danh cho từng đối tượng quản lý theo quy định về tạo lập mã định danh trong CSDL môi trường để bảo đảm tính duy nhất của dữ liệu trong CSDL; xây dựng, cập nhật và quản lý được bộ dữ liệu danh mục dùng chung lĩnh vực môi trường.

“Đây là những dữ liệu quan trọng sẵn sàng được chia sẻ, tích hợp với HTTT, CSDL môi trường cấp tỉnh và các CSDL chuyên ngành khác khi có sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống. Đầu năm 2024, CSDL môi trường quốc gia đã được Bộ TN&MT đưa vào vận hành chính thức, thực hiện cấp tài khoản truy cập, khai thác cho tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT và các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố”, bà Lê Hoàng Anh chia sẻ.

Người dân, doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại bất cứ đâu

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống quản lý vận tải đường bộ, ông Phùng Văn Trọng, Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: Hệ thống dịch vụ công lĩnh vực vận tải đường bộ (tại địa chỉ https://qlvt.mt.gov.vn) là hệ thống CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, triển khai thống nhất trên toàn quốc. Hệ thống do Trung tâm CNTT - Bộ GTVT đề xuất mô hình, quản lý, vận hành, triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/1/2017.

o.-phung-van-trong.jpg
Ông Phùng Văn Trọng: Hệ thống dịch vụ công lĩnh vực vận tải đường bộ là hệ thống CNTT cung cấp DVCTT đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, triển khai thống nhất trên toàn quốc.

Hệ thống dịch vụ công lĩnh vực vận tải đường bộ được thiết kế, xây dựng theo mô hình triển khai từ Trung ương đến địa phương có phạm vi sử dụng trên toàn quốc. Hệ thống quản lý thông tin gồm 4 nhóm dữ liệu chính là: Giấy phép kinh doanh vận tải; Phù hiệu, biển hiệu ô tô; Tuyến vận tải hành khách cố định và Hợp đồng, giấy vận tải, lệnh vận chuyển.

Đến nay, hệ thống được kết nối liên thông với các CSDL dùng chung của Bộ GTVT và CSDL quốc gia, được sử dụng làm nền tảng của Chính phủ số.

Ngoài ra, hệ thống có thiết kế mở để có thể sẵn sàng kết nối liên thông với các HTTT, CSDL của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải.

“Để triển khai thành công hệ thống, việc số hoá dữ liệu là khâu rất quan trọng, bên cạnh việc gấp rút triển khai nhiều hạng mục với khối lượng công việc lớn, Trung tâm CNTT đã cập nhật và số hoá được trên 10.000 tuyến vận tải hành khách cố định trên toàn quốc, cập nhật biểu đồ chạy xe của toàn bộ các tuyến vận tải hành khách cố định tại 63 tỉnh thành”, ông Phùng Văn Trọng nhấn mạnh.

1(1).png
Giao diện chính của hệ thống.

Nói về sự nổi trội, tính năng sáng tạo và đột phá so với trước khi chưa áp dụng CĐS của hệ thống, ông Phùng Văn Trọng cho biết, thay vì đến cơ quan công quyền để nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện, người dân, DN, các đơn vị kinh doanh vận tải có thể thực hiện DVCTT toàn trình tại bất cứ đâu khi có máy tính kết nối Internet.

Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ DN dữ liệu về thủ tục hành chính để tái sử dụng trong lần sau. Đồng thời, cho phép DN hình thành các dữ liệu của đơn vị như: thông tin xe kinh doanh vận tải, dữ liệu tuyến đơn vị khai thác, dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính… Các dữ liệu này giúp DN quản lý hoạt động vận tải thuận lợi hơn.

Đối với đơn vị quản lý, việc tiếp nhận hồ sơ hoàn toàn trực tuyến và việc xử lý thủ tục hành chính, thẩm định cấp phép hoàn toàn điện tử đồng thời việc kết nối các CSDL, như CSDL đăng ký doanh nghiệp, CSDL giám sát hành trình, CSDL camera, CSDL đăng kiểm phương tiện... giúp cơ quan quản lý giải quyết thủ tục nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, việc hình thành các dữ liệu tập trung trong quản lý vận tải đường bộ, bao gồm các dữ liệu: DN kinh doanh vận tải, phương tiện kinh doanh vận tải, tuyến vận tải hành khách cố định, hợp đồng vận tải, người điều hành vận tải, dữ liệu giấy phép vận tải… giúp cơ quan quản lý có số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành lĩnh vực vận tải đường bộ kịp thời, thuận tiện, hiệu lực, hiệu quả./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu ngành TN&MT và GTVT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO