Tại sao lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 vẫn thấp?

03/11/2015 20:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, việc triển khai IPv6 đã trở thành một thực tế tất yếu, không thể đảo ngược. Việc chuyển đổi sang IPv6 không chỉ để bù đắp sự cạn kiệt của không gian địa chỉ IPv4 mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của Internet, khi mà số lượng các thiết bị kết nối Internet đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến nay lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 trên thế giới vẫn còn thấp.

Mặc dù những cảnh báo về sự cạn kiệt của địa chỉ mạng IPv4 đã được các tổ chức quản lý cấp phát tên miền Internet đưa ra từ rất sớm và người ta đã có thể mở các mạng IPv6 từ năm 1999.  Tuy nhiên, tại sao đến nay giao thức này vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trên mạng Internet?

Giao thức Internetmới, IPv6, được kỳ vọng sẽcung cấp thêm nhiều địa chỉhơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng gia tăng hiện nay. Nó đã bước đầu được một số doanh nghiệp Internetcác nhà cung cấpdịch vụlớn triển khai.Tuy nhiên, đến nay lưu lượng IPv6 vẫnchỉ chiếmkhoảng10%tổng lưu lượngInternet thế giới. Thực tế cho thấyviệc chuyển đổi sangIPv6không chỉ giúp đơn giản hóamạngmà còntăng tốc độ trải nghiệmWeb.

Đối với các doanh nghiệpthông thường, việc chuyển đổi sang IPv6 có thể chỉ là vấn đềyêu cầunhà cung cấpdịch vụInternet (ISP) hoặcthuê công ty cung cấpdịch vụIPv6.  Còn với một sốcácISP mạng phân phối nội dung lớn, họ đãđược trang bị sẵn đểcung cấp cảkết nốiIPv4IPv6cho trang webcủa khách hàng,dễ dàng hỗ trợcác đối tác vàkhách hàng chuyển đổi sang IPv6.

Ví dụ, AT&Tcung cấpcho các doanh nghiệp lớnkết nốitốc độcao (GigabitEthernet)kết nốidual-stackIPv6/IPv4. Còn đối vớinhững kết nối có tốc độ chậm hơn, bao gồm cảngười dùng cá nhân, AT&Tcó thể đóng gói lưu lượngIPv6để truyền quakết nốiIPv4hiện có.Nhiều nhà cung cấpdịch vụ lớnkhác trên thế giới cũng cung cấpcác dịch vụ tương tựnhư vậy.

Tuy nhiên,hiện nay chỉ cókhoảng 14%trong số 1000website hàng đầu trên thế giớiđã bậtIPv6. Thực tế, đối với một số doanh nghiệp lớn việc vận hành và hiện diện IPv6 trên mạngInternet sẽphải đối mặt vớinhững thách thức. Cụ thể,việc triển khaiIPv6đòi hỏi nhiềunỗ lực và những nâng cấpphức tạpliên quan đếnviệc thay đổicác quy trình tự động các thành phầnback-endkhác. Trong khi đó, đây lại không phải là danh mục cần ưu tiên cao so với với cáchoạt động hàng ngày, bài toán cạnh tranh đáp ứngtăng trưởng.

Theo chuyên gia phân tíchMichaelHowardcủaInfoneticsResearch,mặc dù IPv6 là một giao thức mạnh nhưng việc triển khai thực tế khá khódo yêu cầu phối hợp vớitất cả cácbộ định tuyến.Một lỗixảy ra trên đường truyền không chỉ làm chậm tốc độdịch vụ mà còn loại bỏquyền truy nhập của người sử dụngvàomộttrang web. Có những công cụphần mềmđể tự động hóaquá trình này,nhưng chúng không thểxử lýtất cả các bộ định tuyến riêng được.Theo ông, đó cũng là một trong những lý do khiếnmột sốnhà cung cấpdịch vụtrì hoãn việc triển khaiIPv6. Thậm chí, trongnhiều trường hợpviệc chuyển đổi còn đòi hỏiphần cứngmới, trong khi giá thành lại đắt đỏ. Mặc khác, việc triển khaiIPv6sẽkhông lại bất kỳ nguồndoanh thu mớinào, ít nhất làtại thời điểm hiện nay.

Trong khi đó, thực tế còn có nhiều giải pháp để giải quyết bài toán cạn kiệt địa chỉ IPv4, ngay cả đối vớicác nhà cung cấpdịch vụ màkhông cóđủ địa chỉIPv4cho tất cảthuê bao của mình, như NAT(Network Address Translation). Bởi vậy mà lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 trên mạng Internet quốc tế vẫn còn thấp.

Tuy nhiên, đối vớicác nhà mạng và các nhà cung cấpdịch vụ,sự tăng trưởngmạnh mẽ củadữ liệu di độngIoT (Internetof Things) được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi bất ngờ.

Cuối cùng, người ta trông đợirằng khi các doanh nghiệpvà chính phủtriển khai hàngtriệu thiết bị cảm biến, máy ảnh và máy móc được kết nối sẽđòi hỏirất nhiềuđịa chỉInternetriêng thì việc triển khai IPv6 sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

(Theo: computerworld.com)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Tại sao lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 vẫn thấp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO