Tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu: Một số vấn đề cần lưu ý

L.B| 30/11/2015 10:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu được kỳ vọng sẽ tạo ra thị trường xuất khẩu hàng hóa rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu: Cơ hội lớn cho cácdoanh nghiệp Việt

Với dân số 175triệu người và tổng GDP xấp xỉ 2.500 tỷ USD, Liên minh Kinh tế Á-Âu hứa hẹn sẽlà thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu chính thức có hiệulực, cơ hội đối với cácdoanh nghiệp Việt là rất lớn, bởi:

Thứ nhất, Liên minh kinh tế Á – Âu, đặc biệt trong đó cóNga là một thị trường rộng lớn mà hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nướcngoài. Dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga vẫn cònlà cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. FTA Việt Nam - Liên minh kinh tếÁ – Âu có thể khai thông hàng rào thuế quan cao này.

- Thứ hai, Việt Nam gần như là đối tác FTA đầu tiên của Liênminh kinh tế Á – Âu – khu vực này đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưngkhông đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, nếu ký được FTAvới khu vực này, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt.

- Cuối cùng, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và Liên minhhải quan là tương đối bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp nên nhữngtác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tácqua FTA sẽ được giảm bớt nhiều.

Trong giai đoạn tới,khi thực hiện hiệp định FTA Việt Nam - Liên minhkinh tế Á - Âu, với việc phía Liên minh xóa bỏ thuế ngay đối với nhiềunhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Liên minhnhư dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, hàng điện tử, …  sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nammở rộng thị trường, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang thị trường này.

Thuế xuất khẩu thủy sản sẽ được giảm ngay về0% ngay sau khi FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực

Song, kèm theo đó làkhông ít thách thức với các doanh nghiệp, bởichắc chắn là các sản phẩm thế mạnh của Liên minh thuế quan như phụ tùng - thiếtbị - máy móc, kim loại, phân bón, dầu thô, khí hoá lỏng… sẽ vào thị trường ViệtNam với giá cả cạnh tranh hơn. Khi đó, các doanh nghiệp Việt sẽphải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á - Âu,  để đứng vững trên “sân nhà”.  Mặt khác, việc xuất khẩu các sản phẩm sang thịtrường các nước Liên minh kinh tế Á – Âu cũnggặp không ít khó khăn. Một trongsố đó là các dòng thuế nhập khẩu mặt hàng gỗ vào Nga hiện vẫn khá cao, khoảng 5-20%,trong khi đó theo FTA đã ký kết lộ trình giảm thuế khá dài; các dòng thuế về 0%và có lộ trình giảm nhanh chiếm tỷ lệ thấp.Bên cạnh đó, Luật Đầu tư của các nước trong Liên minh kinhtế Á - Âu hiện mới bắt đầu được chỉnh sửa, hoàn thiện để đảm bảo sự thống nhấtcao nên việc đầu tư vào Nga hay thu hút Nga đầu tư vào ngành gỗ Việt cũng gặptrở ngại, cần chờ đợi. Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn khác như ngôn ngữtiếng Nga không thông dụng hay thiếu thông tin về đối tác bạn hàng hay cơchế thanh toán không thuận tiện… mà các doanh nghiệp Việt thực tế đã gặp phảirất nhiều khi xuất khẩu sang khu vực thị trường này. Những rào cản “phi thuế”như thế này thì lại khó có thể giải quyết bằng FTA.

Thay đổi để nắm bắt cơ hội

Có thể thấy, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu là hiệp định lịch sử có ý nghĩa rất quantrọng cả về chính trị và kinh tế, đem lại cơ hội thuận lợi mới cho các doanhnghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng đặt ra không ít tháchthức mà mỗi doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận trên một sân chơirộng hơn, thuận lợi hơn nhưng cũng ngày càng khắt khe hơn mà không thể làm theokiểu chộp giật, cung cấp sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.Do đó đểcó thể tận dụng tốt cơ hội này, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần quan tâmvà lưu ý mộtsố vấn đề sau:  

Thứ nhất là có không ít sản phẩm của chúng ta tính ổn định chưa cao. Hay nóimột cách khác, trong sản xuất, những lô hàng này đạt yêu cầu về chất lượng.Nhưng cũng với cơ sở đó, sau một thời gian cũng sản xuất những hàng hóa đó thìchưa chắc đã giữ được chất lượng như đã từng sản xuất. Điều này, phía bạn rấtquan tâm đến tính ổn định, lâu dài đối với một sản phẩm.

Thứ hai là không nên quanniệm rằng, thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu là một thị trường dễ tính, để từ đó chúng ta xemnhẹ chất lượng mẫu mã của sản phẩm mà ngược lại đối với nhiều nước của Liênminh, trong đó có Liên bang Nga, người ta yêu cầu không kém gì như một số nướcđang phát triển về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, nhất là những hàng hóa liênquan đến sức khỏe của con người. Đây là điều doanh nghiệp Việt Nam cần phảiquan tâm, nhất là đối với những mặt hàng nông sản như: chè, cà phê và một sốmặt hàng nông sản khác.

Thứ ba là khoảng cách khá xa về địa lý cũng là một rào cản mà nếu không cóbiện pháp phù hợp thì chi phí về vận tải cũng sẽ làm giá sản phẩm và từ đó làmlợi thế cạnh tranh đối với hàng hóa của Việt Nam so với các nước khác sẽ kémhơn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tính toán về phương tiện vận tải phùhợp.

Doanh nghiệp có thể khai thác lợi thế của phương tiện vận tải giá rẻ hay phương tiện vậntải có lộ trình thích hợp kết hợp giữa nhiều thị trường vào nhau. Hay có thểkhông chỉ có hàng của thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu mà có thể kết hợp cùngmột lô hàng với các thị trường khác.

Thứ tư là về phương thức thanh toán. Hiện nay,hệ thống ngân hàng của các nước Liên minh kinh tế Á-Âu đang trong quá trìnhphát triển nhưng so với Ngân hàng của nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì cóchênh lệch. Vì vậy, khi đàm phán ký kết hợp đồng và đặc biệt về điều khoảnthanh toán, các doanh nghiệp Việt Nam phải bàn rất kỹ đối với các đối tác củaLiên minh để làm sao khi tiêu thụ hàng hóa của chúng ta và ngược lại chúng tamua sản phẩm từ phía bạn không bị vướng bởi các điều khoản thanh toán, thuậnlợi về giao dịch với chí phí.

Cuối cùng đó là sự hiểu biết của không ít doanh nghiệp Việt Nam đối với thịtrường này còn hạn chế, nhất là những nước thành viên có quy mô kinh tế nhỏ,như Armenia, Kyrgyzstan thì thông tin về doanh nghiệp Việt Nam rất ít. 

Vì vậy, bên cạnh việc xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội đầu tư thì việc nắmthông tin, khảo sát thị trường, tìm hiểu thị trường và kể cả tìm hiểu thị hiếutiêu dùng ở những nước đó rất quan trọng. Lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam chỉquan tâm đến thị trường lớn, thị trường thuận lợi mà chưa đặt đúng mức vai tròcủa thị trường tuy chưa phải là lớn nhưng tiềm năng phát triển như các nướcthành viên Liên minh kinh tế Á-Âu.

Theo các chuyên gia, để tận dụngđược những điều kiện thuận lợi từ FTAViệt Nam-Liênminh kinh tế Á- Âu, doanh nghiệp cần sớm triển khai các hoạt động nghiên cứu,tìm hiểu, cập nhật về các quy định cũng như cam kết trong FTA Việt Nam - Liênminh kinh tế Á - Âu. Từ đó, doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp vượtqua thách thức, rào cản như khoảng cách địa lý, chi phí vận tải và kho bãi,thanh toán... nhằm nâng cao năng lực khai thác lợi thế cho hàng hóa Việt Namkhi xuất nhập khẩusang các thịtrường này. Mặt khác, doanh nghiệp phải quyết tâm hơn trong việc cải tiến quytrình sản xuất và trình độ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảonghiêm ngặt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu: Một số vấn đề cần lưu ý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO