Tâp đoàn Panasonic lên kế hoạch cải tổ để tiếp tục tồn tại

04/11/2015 07:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau khi nhậm chức hôm đầu tuần này, vị chủ tịch 55 tuổi Kazuhiro Tsuga của Panasonic đã có những phát biểu về việc tái cơ cấu lại tập đoàn này.

Chủ tịch Kazuhiro Tsuga

Sau khi nhậm chức hôm đầu tuần này, vị chủ tịch 55 tuổi Kazuhiro Tsuga củaPanasonicđã có những phát biểu về việc tái cơ cấu lạitập đoànnày. Theo ông, có rất nhiều công ty con của Panasonic đang kéo giảm suất sinh lợi của tập đoàn theo chiều đi xuống, và đây là thời điểm mà họ cần phải thay đổi trước khi quá trễ. Được biết một lộ trình tái cơ cấu công ty đã được Panasonic đưa ra hồi tháng 2 đầu năm 2012, vốn sẽ bắt đầu được khởi động trong mùa thu năm nay, có thể là vào tháng 10.Chủ tịch Tsuga sẽ phải đối mặt với một bài toán rất khó: Việc làm đầu tiên là cắt giảm đáng kể 7000 nhân lực ở các trụ sở chính của tập đoàn xuống chỉ còn vài trăm người. Tiếp theo là xác định đâu là lĩnh vực đang suy thoái trong tổng số 90 ngành nghề kinh doanh của Panasonic, nhằm lên phương án cắt giảm hoặc đại tu chúng. Cuối cùng, Panasonic đang là nơi làm việc của hơn 330.000 nhân viên, một con số rất lớn, vẫn không rõ trong đợt này họ dự định sẽ cắt giảm bao nhiêu lao động để tiết giảm chi phí, nhưng được biết là "sẽ rất nhiều người phải ra đi" (năm ngoái họ đã cắt giảm từ 360.000 người xuống còn 330.000).Theo kế hoạch, Panasonic cần đến một lượng tiền khổng lồ lên đến 41 tỷ Yên Nhật (tương đương 516 triệu USD) để thực hiện việccải tổtập đoàn, và dự kiến công việc cơ bản sẽ xong trong khoảng đầu năm 2013. Khi được hỏi cảm nghĩ về tương lai của Panasonic, Tsuga nói: "Trước mắt là chúng tôi phải tìm cách để sống sót tới năm 2018 cái đã (thời điểm tập đoàn này tròn 100 tuổi), trước khi mơ ước xa hơn".Chỉ trong vòng 4 năm qua, Panasonic đã thua lỗ lên đến 15 tỷ USD, để giờ đây giá trị thương hiệu của họ chỉ còn khoảng 20 tỷ đô la mà thôi. Dòng sản phẩm chủ lực của họ làtiviđã liên tục bị thua lỗ suốt nhiều năm nay, nhưng may là nhờ còn các mảng như máy giặt, pin và một số lĩnh vực khác giúp vớt vát lại. Giờ đây Panasonic sẽ phải giải bài toán sống còn có vô số nghiệm nếu muốn tiếp tục tồn tại tới năm 2018.

Minh Nhật

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật
    Các hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng ti vi dưới nhiều hình thức. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, dễ bị biến tướng thành các hoạt động lừa đảo, huy động tài chính bất hợp pháp, gây hệ lụy xấu trên quy mô lớn cho xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Tâp đoàn Panasonic lên kế hoạch cải tổ để tiếp tục tồn tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO