Thái độ của người dân Việt trước những dịch vụ công trực tuyến

03/11/2015 21:47
Theo dõi ICTVietnam trên

68% người dân chưa tiếp cận DVCTT, cụ thể: 42% chưa biết có DVCTT; 13% không thích sử dụng; 16% thích đến làm việc trực tiếp hơn; 16% cho rằng dịch vụ thiết kế chưa thuận tiện cho người sử dụng; số còn lại không thích sử dụng, không tin tưởng vào việc xử lý DVCTT và lo ngại việc cung cấp hồ sơ, thông tin lên mạng sẽ bị mất mát…

Từ ngàn năm nay, Người dân Việt vẫn có thói quen làm việc theo kiểu mắt thấy, tay sờ mới tin. Chính vì thế, khi các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ra đời, rất nhiều người đã cảm thấy có gì đó không tin tưởng vào chất lượng và cách thức làm việc mới này. 

Theo kết quả khảo sát của Cục ứng dụng CNTT (Bộ TT & TT): 68% người dân chưa tiếp cận DVCTT, cụ thể: 42% chưa biết có DVCTT; 13% không thích sử dụng; 16% thích đến làm việc trực tiếp hơn; 16% cho rằng dịch vụ thiết kế chưa thuận tiện cho người sử dụng; số còn lại không thích sử dụng, không tin tưởng vào việc xử lý DVCTT và lo ngại việc cung cấp hồ sơ, thông tin lên mạng sẽ bị mất mát…

Thời gian gần đây, Dịch vụ công được sử dụng nhiều nhất là đăng ký, tra cứu thông tin, nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tỷ lệ người dân tham gia mua bán trực tuyến tăng 14% so với 2011, đạt 79,2% ; Tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán trực tuyến  hay giao dịch ngân hàng là 57,34%, tăng gấp 3 lần so với 2011. nhưng vẫn còn 20,8% người dân không tham gia thương mại điện tử, trong đó 32% với lý do không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng.

Năm 2012, tỷ lệ người dân sử dụng Internet cho việc tìm kiếm thông tin, nghiên cứu – học tập và phục vụ công việc, hoạt động kinh doanh giảm nhiều so với năm 2011. 23% người dân sử dụng Internet hàng ngày vào việc trao đổi thư điện tử và đọc tin tức, nhưng chỉ 16% sử dụng Internet để xem quảng cáo hoặc thanh toán trực tuyến; 16% tham gia mạng xã hội; 11% xem ảnh video; 3% chơi trò chơi và 2% tìm kiếm việc làm.

 Với người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào miền núi, việc biết và sử dụng những dịch vụ này còn rất nhiều hạn chế. Một phần do cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, một phần do công tác phổ biến, tuyên truyền chưa sâu rộng. Do vậy, trong thời đại CNTT đang là động lực phát triển của đất nước, chúng ta cần có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, mở rộng những công dân điện tử nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính góp phần phát triển kinh tế xã hội và khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thái độ của người dân Việt trước những dịch vụ công trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO