Thành tựu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Phần 1)

TP| 11/09/2017 20:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Thành tựu theo đặc trứng 1của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Sau hơn một năm Cộng đồng ASEAN tuyên bố thành lập, Các trụ cột của Cộng đồng ASEAN đã đạt được những thành tựu theo tiên trình hoàn thành những mục tiêu mà kế hoạch tổng thể ASEAN 2025 đề ra. Báo cáo năm 2016-2017 của Ban Thư ký ASEAN đã tổng kết những kết quả đạt được của từng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong thời gian qua.

Năm 2016, Chủ tịch ASEAN là Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã dẫn dắt ASEAN thành công trong việc đưa ra các ưu tiên cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Các mục tiêu ưu tiên này nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và tạo ra một môi trường khả thi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Các ưu tiên bao gồm cả việc thông qua: Khuôn khổ tạo thuận lợi cho thương mại của ASEAN, Khung thể chế ASEAN về tiếp cận tài chính cho MSMEs, Báo cáo và Chương trình làm việc về Khởi nghiệp kinh doanh tại ASEAN, Hướng dẫn của ASEAN về Phát triển và hợp tác khu kinh tế đặc biệt, Khung pháp lý an toàn thực phẩm và Tuyên bố Pắc-sé về Lộ trình ASEAN đối với Phát triển chiến lược các cụm và hành lang du lịch sinh thái. Các thành tựu quan trọng khác trong năm 2016  bao gồm cả việc ra mắt Chương trình tìm kiếm thuế quan ASEAN vào tháng 9 năm 2016, cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước Lào, Chủ tịch ASEAN, cũng như việc thực hiện đầy đủ các giải pháp của ASEAN về Đầu tư, Dịch vụ và Thương mại (ASSIST). Đây là công cụ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có trụ sở tại ASEAN nhằm giải quyết các vấn đề xuyên biên giới trong thương mại hàng hóa. Hội nghị chuyên đề AEC năm 2016 với chủ đề "Những xu thế toàn cầu và tác động của nó đối với AEC" cũng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại và Đầu tư ASEAN (ABIS) vào tháng 9 năm 2016.

Các lĩnh vực trọng tâm mới của AEC Blueprint 2025 đã được hoàn thành đúng tiến độ để đáp ứng sự phát triển toàn cầu và đảm bảo đúng định hướng của AEC 2025. Những điều đó thể hiện qua việc thành lập Uỷ ban điều phối ASEAN về Thương mại điện tử (ACCEC) vào tháng 11 năm 2016, và thông qua kế hoạch hoạt động của ASEAN đối với việc mở rộng Chương trình nghị sự GVC (2016-2025) vào tháng 8 năm 2016 và Kế hoạch hoạt động của ASEAN về Thực thi quy định hàng hóa (2016-2025) vào tháng 4 năm 2017.

Chủ đề ưu tiên tổng thể cho AEC của Philipinnes, nước Chủ tịch ASEAN vào năm 2017, là "Hòa nhập, tăng trưởng nhờ đổi mới". Chủ đề này sẽ được bám sát thông qua ba biện pháp chiến lược nhằm gia tăng thương mại và đầu tư, hội nhập các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong nền kinh tế số và phát triển nền kinh tế theo hướng đổi mới.

Những thành tựu theo Đặc trưng của Kế hoạch Khung AEC 2025

Với 96% thuế suất nội bộ ở mức 0, trọng tâm của Đặc trưng I của Kế hoạch tổng thể AEC 2025 (một nền Kinh tế hội nhập cao và gắn kết), là về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Quá trình chuyển đổi lịch cắt giảm thuế ATIGA (TRS) từ AHTN 2012 (Danh mục Biểu thuế hài hòa của ASEAN năm 2012) sang năm 2017 đang có tiến triển tốt. Trong khi đó, hai Dự án thí điểm tự chứng nhận đang được tiến hành suôn sẻ, tiến tới thực hiện đầy đủ Đề án Tự chứng nhận trong toàn khối ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Trong bối cảnh này, các Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động của ATIGA được sửa đổi cho phép chấp nhận Biểu mẫu điện tử D, một loại chứng nhận xuất xứ theo hệ thống tích hợp truyền thông Một cửa ASEAN (ASW) đã được thông qua. Dự án thí điểm Hệ thống chuyển tiếp Hải quan ASEAN (ACTS) cũng được khánh thành vào tháng 8 năm 2016 với sự tham gia của ba nước Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Hệ thống thông báo về các biện pháp phi thuế quan mới áp dụng đã được tăng cường trong khi mà Kho lưu trữ thương mại của ASEAN được thực thi trực tuyến (http://atr.asean.org/), cùng với việc tất cả các nước thành viên ASEAN (AMS) đồng loạt khai trương Các kho lưu trữ Thương mại Quốc gia vào năm 2016, nơi chứa thông tin về luật thương mại và các quy định. Một cửa ASEAN, tự chứng nhận và sự hài hòa các tiêu chuẩn là các sáng kiến ​​thúc đẩy thương mại ngày càng góp phần làm cho ASEAN trở thành một khu vực kết nối chặt chẽ hơn và tăng cường các mối quan hệ theo chuỗi giá trị.

Đàm phán các Hiệp định của ASEAN về Khung quy định đối với các loại dược phẩm truyền thống và các thực phẩm chức năng đang tiếp tục diễn ra với mục tiêu là sẽ kết thúc vào năm 2017. Thoả thuận công nhận lẫn nhau về các báo cáo nghiên cứu tương đương về sinh học và MRA về kiểm tra và chứng nhận hệ thống vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm chế biễn sẵn và đươc kỳ vọng là sẽ được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký kết thông qua trong năm 2017. Trong khi đó, MRA về phê duyệt loại sản phẩm ô tô, MRA về Vật liệu xây dựng và Hướng dẫn của ASEAN về kiểm soát chủng loại đối với các dụng cụ cân không tự động được dự đoán sẽ kết thúc vào năm 2017.

Trong lĩnh vực dịch vụ, các nước thành viên ASEAN đang tăng cường nỗ lực để kết thúc gói xuất sắc thứ 10 của các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) với lịch hoàn thành vào năm 2017. Gói cam kết dịch vụ hàng không thứ 10 trong AFAS cũng đang được đàm phán để tự do hóa các dịch vụ phụ trợ vận chuyển hàng không trong ASEAN và sẽ được ký kết vào tháng 10 năm 2017. Tự do hóa dịch vụ tài chính cũng tiến triển với việc phê duyệt các Nghị định thư để thực hiện Gói cam kết thứ 6 và thứ 7 về Dịch vụ Tài chính trong AFAS, với Gói thứ 8 được dự định ký kết vào năm 2018. Cùng trong thời gian đó, đàm phán Hiệp định Thương mại về Dịch vụ ASEAN (ATISA) đang được tiến hành, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2017.

Indonesia và Malaysia đã ký thỏa thuận song phương đầu tiên trong khuôn khổ Khung hội nhập về Ngân hàng ASEAN, trong khi các cuộc đàm phán giữa Malaysia và Philippines đã được ký kết vào tháng 4 năm 2017.

Bổ sung vào Khung Đề án kế hoạch đầu tư tổng thể ASEAN, các sáng kiến mới bao gồm tài chính xanh, di động chuyên nghiệp, và kết nối chứng khoán thế hệ kế tiếp cũng được đưa vào để ASEAN đạt được một thị trường vốn có tính liên kết, toàn diện và bền vững. ASEAN cũng đã thông qua Kế hoạch hành động chiến lược (SAP) 2016-2025 cho Hợp tác thuế quan ASEAN. Đó là một kế hoạch làm việc để đảm bảo thực hiện đúng hạn các sáng kiến ​​liên quan đến thuế.

Khung Tài chính bao trùm ASEAN đã được thông qua để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tài chính bao trùm trong khu vực. Song song với nó, Diễn đàn Bảo hiểm ASEAN được thành lập để thúc đẩy hội nhập ngành bảo hiểm, với các Hướng dẫn có tính nguyên tắc và Lộ trình về Khuôn khổ hội nhập bảo hiểm ASEAN hiện đang được xây dựng.

Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12 tháng 9 năm 2016, tạo cơ chế để có các điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi và chỉnh sửa các Danh mục các điều kiện hạn chế của các quốc gia thành viên ASEAN theo ACIA. Việc ký kết Nghị định thư thứ hai sửa đổi ACIA sẽ được hoàn thành vào năm 2017 để thực hiện chương trình nghị sự đã được xây dựng của ACIA, đặc biệt về việc cung cấp các yêu cầu hoạt động và định nghĩa của "nhân cách tự nhiên". Trong năm 2017, Chương trình hành động trọng tâm và chiến lược (FAST) về đầu tư được xem xét là một trong những ưu tiên hàng đầu của Philippines, nước Chủ tịch ASEAN, bao trùm tất cả các trụ cột như: tự do hóa, bảo vệ, tạo thuận lợi và xúc tiến mạnh trong đầu tư.

ASEAN cũng đã và đang thực hiện các sáng kiến ​​hỗ trợ ổn định tài chính thông qua Sáng kiến ​​đa phương Chiềng Mai, một thoả thuận hoán đổi tiền tệ đa phương và thông qua thương mại giải quyết bằng nội tệ. Việc thực hiện một kế hoạch tài chính bao trùm cho cộng đồng ASEAN với các doanh nghiệp nhỏ, các thương nhân và những người không tham gia hoạt động ngân hàng, hoặc những người không có tài khoản ngân hàng, để có thể tiếp cận với hệ thống tài chính để thiết lập kinh doanh và lên kế hoạch cho tương lai.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thành tựu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO