Thành tựu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (Phần 1)

TP| 12/09/2017 21:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Các thành tựu về chính sách và hành động ở cấp cao và có tính bao trùm trong Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (ASCC)

Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN đang hướng tới một tương lai sán lạn, và làm phong phú thêm đồng thời củng cố Cộng đồng ASEAN. Được mệnh danh là "trụ cột con người" của Cộng đồng ASEAN, ASCC hoạt động nhằm đảm bảo rằng tiếng nói của các bên liên quan được đưa vào định hướng và các ưu tiên phát triển của các cơ quan ban ngành cho giai đoạn 2016 - 2020.

Một năm sau khi thông qua Kế hoạch tổng thể ASCC Blueprint 2025, những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong việc chuyển tải nội dung bản Kế hoạch này và các cam kết khác nhau của ASEAN thành các chương trình và dự án hợp tác khu vực cụ thể. Song song với các ưu tiên của Philipines, nước Chủ tịch ASEAN năm 2017, với chủ đề "Đối tác cho sự thay đổi, hội nhập với thế giới", các thành tựu của khu vực được nhấn mạnh thông qua các hành động cũng như các chương trình về chính sách, đồng thời những hoạt động vừa qua đã và đang thể hiện ASEAN là một tổ chức có năng lực, và là một cộng đồng hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Những Thành tựu chính

Các hành động về chính sách ở cấp cao

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28 và 29 tại Viêng Chăn, Lào năm 2016, cũng như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Philippines vào tháng 4 năm 2017, các nhà lãnh đạo và chính phủ đã nhất trí cam kết theo đuổi hợp tác khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, bao gồm:

1. Tuyên bố ASEAN về Tăng cường giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường nhằm mục đích tăng cường các dịch vụ giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên thông qua việc thực hiện các nguyên tắc chính về tính bao trùm, sự công bằng, sự tiếp cận, tính liên tục, với chất lượng, độ linh hoạt và tính bền vững.

2. Tuyên bố Vientiane về Tăng cường hợp tác di sản văn hoá trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng phải cường hợp tác về di sản văn hoá trong ASEAN để bảo vệ và tăng cường quảng bá di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực.

3. Tuyên bố cam kết của ASEAN về HIV và AIDS: Tầm soát nhanh và duy trì các phản ứng với HIV và AIDS để chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 cho thấy một tương lai của ASEAN là quyết tâm chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 thông qua việc tầm soát nhanh và phản ứng với HIV và AIDS ở khu vực ASEAN.

4. Tuyên bố Vientiane về chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang sử dụng lao động chính thức đối hướng tới việc thúc đẩy công việc và thăng tiến trong ASEAN là một cột mốc nữa. Tuyên bố này là hành động song song với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm thúc đẩy tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Theo sau tuyên bố này, một Kế hoạch hành động khu vực đã được phát triển và thông qua bởi các quan chức cao cấp ASEAN về quản lý lao động vào tháng 5 năm 2017.

5. Tuyên bố Bandar Seri Begawan về Văn hoá và Nghệ thuật nhằm thúc đẩy bản sắc ASEAN hướng tới một Cộng đồng ASEAN năng động và hài hòa, được các bộ trưởng ASEAN thông qua vào năm 2016, tăng cường hợp tác trong việc sử dụng văn hoá và nghệ thuật để thúc đẩy hơn nữa bản sắc ASEAN trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Nó cũng tái khẳng định tầm quan trọng của nhận thức văn hoá và nhạy cảm với tính chất đa dạng của nền tảng các nước thành viên ASEAN. Đó là nền tảng thiết yếu của truyền thông làm tăng sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau đối với các giá trị văn hoá khác nhau, niềm tin và nhận thức trong khu vực.

6. Tuyên bố về Một ASEAN Một Phản ứng: ASEAN đối phó với thiên tai ở trong và ngoài khu vực đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào năm 2016 nhằm đảm bảo đáp ứng nhanh chóng với thiên tai trên diện rộng ở trong khu vực và hơn thế nữa. Các lĩnh vực khác cũng hỗ trợ thực hiện Tuyên bố Một ASEAN Một phản ứng, bao gồm Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về Quản lý sức khoẻ khi có thảm hoạ đang được soạn thảo.

7. Tuyên bố Chung ASEAN về Hội nghị về Đa dạng Sinh học lần thứ 13 (CBD COP 13)Tuyên bố chung của ASEAN về Biến đổi khí hậu hướng tới Hội nghị lần thứ 22 của các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC COP22), cả hai cam kết này của ASEAN đều tái khẳng định đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và các nỗ lực của khu vực và quốc tế nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

8. Tuyên bố ASEAN về vai trò của dịch vụ dân sự như một xúc tác nhằm đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 đã được ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 vào ngày 29 tháng 4 năm 2017 tại Manila, Philippines. Tuyên bố này thúc đẩy hợp tác và quản trị tốt trong công vụ và hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn của công chức để giúp thực hiện một ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân là trung tâm.

Tăng cường cơ chế tham gia trong khu vực với những người tham gia

Các cơ quan ban ngành của ASCC đang tạo ra sự hợp tác khu vực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể ASCC 2025. Điều này đang được thực hiện thông qua hàng loạt các nền tảng với sự tham gia của đa ngành và đa bên liên quan. Các Đối tác đối thoại và phát triển, các Tổ chức Tiểu vùng, các cơ sở hàn lâm, các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức xã hội dân sự đã tham gia vào việc mua trữ và hỗ trợ công tác làm sâu sắc thêm ý nghĩa về bản sắc ASEAN và xây dựng và duy trì Cộng đồng ASEAN. Tiếp tục khuyến khích trẻ em có tiếng nói và tham gia vào Diễn đàn trẻ em ASEAN, hợp tác giữa các đối tác ba bên và xã hội dân sự trong Diễn đàn ASEAN về lao động di cư đều là những hoạt động thường xuyên của ASCC.

Tăng cường tính bao trùm trong ASEAN

Nhận thức được rằng việc lưu tâm và hành động khẩn cấp là đòi hỏi cấp bách để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng ở khu vực, một Hội thảo hợp tác đa ngành của ASEAN về An toàn dinh dưỡng đã được tổ chức nhằm xây dựng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡng. Tuyên bố này sẽ được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 vào tháng 11 năm 2017.

.Ngành y tế ASEAN cũng đang tăng cường các nỗ lực chống lại các bệnh truyền nhiễm đang nổi lên bằng cách tăng cường năng lực phòng thí nghiệm của các quốc gia thành viên, tăng cường giám sát dịch bệnh, quản lý phân tích dữ liệu lớn và chống lại sự kháng thuốc kháng sinh. Những nỗ lực này giúp giảm nhẹ các mối đe dọa sinh học và đảm bảo an toàn sức khỏe trong khu vực. Song song với các ưu tiên của năm nay, Philippines đã thúc đẩy sự phát triển của Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về kháng thuốc (AMR): Chống AMR thông qua một cách tiếp cận sức khỏe với sự tham vấn của ngành nông nghiệp, thú y, thương mại và môi trường. Tuyên bố này sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao lần thứ 31.

Năm ngoái, một số sáng kiến ​​nhằm thúc đẩy việc bao trùm các nhóm dễ bị tổn thương và bị đẩy ra bên lề xã hội như trẻ em và nạn nhân của nạn buôn người, theo đó, có Tiêu chuẩn Chất lượng Chăm sóc, phát triển và giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường (ECCDE), và Rà soát về Luật, chính cách và thực thi trong toàn khu vực ASEAN liên quan đến việc xác định, quản lý và điều trị nạn nhân của nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Uỷ ban ASEAN về Xúc tiến và Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) đang dẫn đầu các sáng kiến ​​này.

Đầu năm nay, Uỷ ban phụ nữ ASEAN (ACW) và ACWC đã bắt đầu xây dựng chiến lược lồng ghép giới vào cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. ACW và ACWC cũng cùng nhau xây dựng hướng dẫn của khu vực về thu thập và phân tích dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ. ACW và Mạng lưới Doanh nhân Phụ nữ ASEAN (AWEN) cũng tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến ​​nhằm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ doanh nhân với tài chính, tín dụng, thị trường, đào tạo kỹ thuật, công nghệ và bảo trợ xã hội.

Xây dựng khả năng phục hồi trong ASEAN

ASEAN thông qua một chiến lược toàn diện về quản lý rủi ro do thiên tai nhằm khuyến khích sự tiếp cận của toàn bộ chính phủ và toàn xã hội. Chiến lược này bao gồm việc điều phối, lập kế hoạch, huy động nguồn lực và thực hiện thông qua Thảo thuận ASEAN về Kế hoạch công tác quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) giai đoạn 2016-2020.

Đối thoại chính sách chiến lược ASEAN về quản lý thiên tai (SPDDM) được tổ chức hàng năm tại Singapore như một diễn đàn cấp cao để thu hút các bên liên quan, tạo ra sự hỗ trợ và tăng cường các cam kết chiến lược và tư duy lãnh đạo của ASEAN trong việc quản lý thiên tai. SPDDM năm 2016 tập trung vào việc lôi kéo khu vực tư nhân trở thành những nhà vô địch của sự thay đổi và đổi mới nhằm nâng cao năng lực của ASEAN trong việc ứng phó với việc quản lý thiên tai và giảm rủi ro do thiên tai.

ASEAN cũng tái cam kết ưu tiên cho sự an toàn của trường học thông qua việc thực hiện các khuôn khổ công việc của khu vực và toàn cầu và tăng cường hợp tác giữa các bộ ngành và các đối tác để thúc đẩy Sáng kiến ​​An toàn Trường học của ASEAN (ASSI) trong khu vực. Hội nghị ASSI được tổ chức vào tháng 2 năm 2017 với sự tham gia của các bên liên quan và đã cung cấp địa điểm trao đổi kiến ​​thức và chia sẻ các bài học kinh nghiệm về chương trình an toàn cho trường học một các toàn diện. Hội nghị đã thảo luận các vấn đề chính trong việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành giáo dục. Các biện pháp này bao gồm cách tiếp cận khu vực về an toàn và giáo dục toàn diện trường học trong trường hợp khẩn cấp, các hoạt động của mạng lưới trường học an toàn, và các nguồn lực và công cụ để tạo ra môi trường không có rủi ro.

Được hướng dẫn bởi Tuyên bố về Một ASEAN Một phản ứng: ASEAN đối phó với thiên tai ở trong và ngoài khu vực, Uỷ ban Quản lý thiên tai ASEAN (ACDM) đã tham gia vào các lĩnh vực khác để đảm bảo đáp ứng nhanh chóng và rộng trong những trường hợp khẩn cấp. Các đối tác bao gồm các ngành y tế, giáo dục, tài chính, quy hoạch đô thị và bảo trợ xã hội, mà họ làm việc với ACDM để lồng ghép các chiến lược ứng phó khẩn cấp. Ủy ban cũng làm việc với quân đội nhằm phối hợp tốt hơn các biện pháp đối phó dân sự trong thời gian xảy ra thiên tai. Điều này được bổ sung thêm thông qua hợp tác sáng kiến với các đối tác bên ngoài như Liên Hiệp Quốc, Quỹ Công ty Citizens và Quỹ Shaw của Singapore. Các ngành khác cũng hỗ trợ cho việc thực hiện tuyên bố cũng như Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo ASEAN về Quản lý sức khoẻ do thảm hoạ hiện đang được soạn thảo.

Một loạt các hoạt động nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương về việc thực hiện các chương trình bảo trợ xã hội ở nông thôn cũng được thực hiện như một phần của Kế hoạch hành động khung về Phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo 2016-2020. Một nghiên cứu của khu vực đang được tiến hành về giá  lương thực đối với an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình

Ngoài những nỗ lực thúc đẩy tăng cường về sức khoẻ trong ASEAN, Dự án các thành phố của ASEAN tiến tới “Zeros” đang được củng cố và mở rộng để có các khu vực không nhiễm HIV mới, không phân biệt đối xử và không có tử vong do HIV.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Thành tựu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (Phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO