Thỏa thuận cung cấp điện đa bên đầu tiên của ASEAN được ký kết.

TP| 02/10/2017 23:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Lào sẽ bắt đầu cung cấp 100 MW điện thủy điện cho Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ ngày 01/01/2018

Kế hoạch hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) tập trung vào việc thúc đẩy các năng lượng tái tạo để tạo ra sự đa dạng về nguồn cung điện năng trong tương lai. Kế hoạch này cũng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dự án kết nối lưới điện của ASEAN (APG) nhằm giảm chi phí sản xuất năng lượng và kích thích việc sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là thủy điện.

Các thành viên ASEAN đã ký Biên bản ghi nhớ vào năm 2007, đồng ý tăng cường và thúc đẩy một khuôn khổ hợp tác phát triển chính sách chung về kết nối và thương mại điện lực, và cuối cùng là để thực hiện một mạng lưới điện toàn khu vực. Hàng loạt các dự án kết nối đang được xem xét. Đến năm 2025, dự kiến ​​sẽ có 22,576 MW điện sẽ được trao đổi xuyên biên giới thông qua các kết nối giữa các nước thành viên.

Thực thi các kế hoach hành động ASEAN về hợp tác năng lượng, một thỏa thuận mua bán điện giữa 3 nước Lào, Thái lan và Malaysia đã được ký kết. Theo đó,, Lào sẽ bắt đầu cung cấp 100 MW điện thủy điện cho Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ ngày 01/01/2018, bốn năm sau khi ý tưởng này được đưa ra lần đầu tiên.

Thực tế, 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã xác định 16 dự án để thực hiện thông qua 6 tỷ đô la đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Điện lưới ASEAN, mà hầu hết trong số đó là hợp tác song phương. Động thái này được đưa ra nhằm tăng cường an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Ba nước đã ký thỏa thuận tại Manila vào tháng 9 vừa qua, đánh dấu dự án ba bên đầu tiên của khối ASEAN. Các công ty cung ứng điên tham gia vào dự án là Electricite du Laos, Cơ quan Phát điện Thái Lan (Electricity Generating Authority of Thailand) và Tenaga Nasional.

Thỏa thuận này cho phép Malaysia mua điện thủy điện từ Lào thông qua mạng lưới điện hiện tại ở Thái Lan. Giá cả cho hợp đồng kéo dài hai năm này đã không được tiết lộ.

Chính phủ Malaixia cho biết việc mua bán này phù hợp với cam kết của mình trong việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng các loại nhiên liệu của mình, mà hiện đang bị chi phối bởi than đá và khí đốt. Nước này đã đồng ý về nguyên tắc là cắt giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính xuống còn 45% vào năm 2030 theo Hiệp định về Paris về khí hậu. Kuala Lumpur cũng tuyên bố ý định mở rộng việc mua hàng sau năm 2020.

Mặc dù đây là dự án đầu tiên trong ASEAN liên quan đến nhiều quốc gia, nhưng việc kinh doanh điện trên cơ sở song phương đã được thực hiện. Malaysia đã bán điện cho Inđônêxia kể từ năm ngoái, truyền tải 70 MW từ Sarawak tới phía tây Kalimantan trên đảo Borneo thuộc địa phận của Indonesia. Lào cũng cung cấp điện thủy điện cho Thái Lan - một nguồn thu  quan trọng cho đất nước đồi núi và được đánh giá là kém phát triển này.

Thỏa thuận mua bán điện đa phương nằm trong Giai đoạn 1 của một dự án hội nhập bốn nước, bao gồm cả Singapore. Không giống như Malaysia, nơi được trợ giá, điện ở Singapore được bán thông qua cơ chế định giá thị trường, điều này làm cho sự vụ trở nên phức tạp hơn nhiều cho Singapore khi mà cam kết với dự án.

Các nước trong khu vực hy vọng dự án này có thể đóng vai trò là cầu nối cho Sáng kiến ​​Điện lưới ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Thương mại điện xuyên biên giới sẽ cho phép các nước có năng lượng điện được thiết kế vượt mức và dư thừa có thể xuất khẩu, không chỉ trong thời kỳ suy thoái mà còn cho các mục đích công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thỏa thuận cung cấp điện đa bên đầu tiên của ASEAN được ký kết.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO