Chuyển động ICT

Thông báo cho người dân các trạm BTS chịu được rủi ro thiên tai cấp 4

Nhật Minh 19/09/2024 16:16

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Bộ TT&TT vừa ban hành Công điện số 07/CĐ-BTTTT về việc chủ động ứng phó với có khả năng mạnh lên thành bão.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) Bộ TT&TT yêu cầu các Sở TT&TT (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa); các đơn vị thuộc Bộ TT&TT; các doanh nghiệp (DN) bưu chính, viễn thông (BCVT):

Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão; triển khai và thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24; theo dõi sát tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

screenshot-1810-(1).png
Đường đi của bão số 4 lúc 13 giờ ngày 19/9/2024. (Ảnh: TTXVN phát)

Công điện yêu cầu các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố: Chỉ đạo các Đài PT&TH cập nhật bản tin dự báo ATNĐ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia; tăng thời lượng, tần suất phát bản tin dự báo ATNĐ; làm đầu mối chỉ đạo các DN BCVT trên địa bàn cùng phối hợp triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc (TTLL); đẩy mạnh việc triển khai roaming giữa các mạng viễn thông; đề nghị Sở Công Thương chỉ đạo các DN cung ứng xăng dầu hỗ trợ, ưu tiên cung cấp xăng dầu cho các DN viễn thông trên địa bàn phục vụ chạy máy phát điện cho trạm BTS khi điện lưới bị mất…

Văn bản giao nhiệm vụ cho Cục Viễn thông là đầu mối tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình diễn biến của ATNĐ; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ TT&TT các phương án chỉ đạo ứng phó kịp thời; chỉ đạo các DN viễn thông triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ

Đối với Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo diễn biến của ATNĐ, nhất là các nội dung chỉ đạo ứng phó với ATNĐ để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân theo dõi, cập nhật thường xuyên.

Công điện giao nhiệm vụ giao cho Cục Bưu điện Trung ương đáp ứng TTLL bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia đi chỉ đạo ứng phó với ATNĐ khi có yêu cầu; Vụ Bưu chính chỉ đạo các DN Bưu chính rà soát hệ thống đường thư bưu chính, lên phương án đảm bảo an toàn thông tin bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với ATNĐ.

Đặc biệt, đối với các DN viễn thông cần: Tập trung triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó ATNĐ, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra; sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo ATNĐ tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng; sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu của Bộ TT&TT.

Cùng với đó, cung cấp danh sách các trạm BTS chịu được rủi ro thiên tai cấp 4 cho các Sở TT&TT để thông báo cho người dân biết, đến sạc pin điện thoại; tăng cường dự phòng các tuyến truyền dẫn Viba để khôi phục thông tin nhanh nhất khi các tuyến truyền dẫn cáp quang bị sự cố; bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cho cán bộ công nhân viên tham gia công tác phòng chống thiên tai…

“Các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến ATNĐ; báo cáo trước 9h sáng hàng ngày và đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS Bộ TT&TT về tình hình hoạt động của mạng lưới bưu chính, viễn thông; Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn; Kết thúc thiên tai có báo tổng kết, rút kinh nghiệm để ứng phó với các đợt thiên tai tiếp theo”, Công điện yêu cầu./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Thông báo cho người dân các trạm BTS chịu được rủi ro thiên tai cấp 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO