Thủ tướng Chính phủ: "Vào lớp học vừa đội mũ bảo hộ, vừa đeo khẩu trang thì làm sao các em học được trong khi mùa hè nóng bỏng này"

Minh Ngọc| 07/05/2020 10:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho biết, 21 ngày qua không có ca mắc mới trong cộng đồng. Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch COVID-19, dần trở lại công việc bình thường trong trạng thái mới. 100% số tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại ổn định. 

Thủ tướng Chính phủ:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng chúng ta không thể lơ là, mất cảnh giác bởi nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài còn lớn. Tình hình dịch bệnh trên toàn cầu còn diễn biến xấu, nhiều nước đang lây nhiễm mạnh, số người tử vong cao. Một số nước ASEAN tình hình diễn biến phức tạp. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh.

Do đó, Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận các biện pháp đối với trong nước như thế nào, ngoài nước như thế nào? Trong nước, tiếp tục giảm “giãn cách xã hội” thế nào để trở lại hoạt động bình thường, “chứ vào lớp học vừa đội mũ bảo hộ, vừa đeo khẩu trang thì làm sao các em học được trong khi mùa hè nóng bỏng này”. Các ngành nghề tiếp tục được hoạt động trở lại như thế nào. Mở ra mạnh mẽ hơn trong nước là hướng quan trọng để bảo đảm sản xuất, kinh doanh bình thường nhưng đề cao cảnh giác. Số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về cần tiếp tục được kiểm soát như thế nào, điều này cũng cần phải tính.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, tính đến 18h ngày 6/5, thế giới ghi nhận hơn 3,74 triệu người mắc tại 214 quốc gia, vùng lãnh thổ; 258.846 trường họp tử vong.

Tại Việt Nam, kể từ ngày 16/4 đến nay không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Trong vòng một tuần qua, chỉ ghi nhận 1 trường họp mắc mới là chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam. Ngày 6/5 đã thực hiện giải tỏa cách ly tại ổ dịch thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và tại xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) sau 28 ngày thực hiện cách ly y tế, không phát hiện trường hợp mắc mới. Như vậy, về cơ bản tình hình dịch tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, nguy cơ xuất hiện các trường hợp dương tính tiềm ẩn trong cộng đồng là rất thấp.

Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, với số mắc và số tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài để có thể nới lỏng được ở bên trong nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp và xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Chính phủ: "Vào lớp học vừa đội mũ bảo hộ, vừa đeo khẩu trang thì làm sao các em học được trong khi mùa hè nóng bỏng này"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO