“Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4”- Thông điệp Ngày tiêu chuẩn thế giới năm 2018

11/10/2018 16:20
Theo dõi ICTVietnam trên

“Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4”- Thông điệp Ngày tiêu chuẩn thế giới năm 2018

Ý nghĩa, vai trò của Tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế xã hội

Giống như hơn 250 năm trước, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

Trong thế kỷ 18, sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng.

Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không thể có được nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch.

Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến thức và đổi mới toàn cầu Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị ...

Tiêu chuẩn hóa quốc tế là một quyết sách để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu của chúng ta an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.

Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa ba tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - International Organization for Standarlization (ISO)

ISO là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ gồm 162 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Thông qua các thành viên , ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp đối với các thách thức toàn cầu. Tính đến nay, ISO đã công bố gần 22.000 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu liên quan, bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp, từ công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc suwac khỏe.Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các quy định kỹ thuật cấp thế giới cho sản phẩm, dịch vụ và hệ thống để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.Tiêu chuẩn quốc tế ISO tác động đến mọi người, mọi lúc, mọi nơi.

Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế. Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO. Phạm vi hoạt động của ISO bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử (thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế - IEC), nhưng ISO luôn hợp tác chặt chẽ với IEC.
Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 3 nhiệm kỳ: 1997-1998 và 2001-2002 và 2004-2005; hiện tham gia với tư cách thành viên P (thành viên chính thức) trong 17  Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO; tham gia với tư cách thành viên O (thành viên quan sát) trong 70  Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO và là thành viên P của 2 Ban phát triển chính sách của ISO: DEVCO và CASCO; thành viên O của Ban chính sách người tiêu dùng COPOLCO và Ban mẫu chuẩn REMCO.

Địa chỉ Website của ISO: www.iso.org

Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế  - International Electrotechnical Commission (IEC)

Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế(IEC) được thành lập năm 1906 là tổ chức hàng đầu thế giới chịu trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả công nghệ điện, điện tử và các công nghệ liên quan, được gọi chung là “ kỹ thuật điện”.

Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.

IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế - ITU; Ban Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện châu Âu - CENELEC. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thoả thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện - điện tử. ISO và IEC đã phối hợp thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).

Tháng 4/2002, Việt Nam đã tham gia IEC với tư cách Thành viên liên kết.Việt Nam là thành viên P( thành viên tham gia) của Ban kỹ thuật IEC

Địa chỉ Web của IEC:www.iec.ch

Liên minh Viễn thông quốc tế - International Telecommunication Union (ITU)

ITU là Liên minh Viễn thông quốc tế  được thành lập với mục tiêu: Giữ vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hữu tuyến, vô tuyến, cáp quang, vệ tinh... của tất cả các nước thành viên nhằm hoàn thiện việc sử dụng viễn thông một cách có hiệu quả nhất; Khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như các nguồn tài trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật giúp các nước đang phát triển khai thác có hiệu quả các dịch vụ viễn thông; Tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông vời mục đích thúc đẩy hoà bình thế giới; Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến điện cũng như các vị trí liên quan đến quỹ đạo của các vệ tinh địa tĩnh để tránh nhiễu giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau;Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông; Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vụ giảm xuống thấp nhất, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và đảm bảo quản lý tài chính viễn thông công khai, độc lập;Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu hộ con người và vật chất khi cần thiết.

Việt Nam tham gia ITU từ 24/09/1951.Từ năm 1994 Việt Nam được bầu vào Hội đồng Điều hành, một cơ quan lãnh đạo quan trọng của ITU. Tại Hội nghị toàn quyền lần thứ 16 họp tại Marốc vào tháng 10/2002, Việt Nam lại được tái cử lần thứ ba vào Hội đồng Điều hành ITU.

Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào nhóm nghiên cứu số ba trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông về vấn đề tính cước và thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước đang phát triển.

ITU đã giúp Việt Nam thực hiện một số dự án như: dự án thử nghiệm viễn thông cộng đồng đa mục tiêu nhằm phát triển viễn thông cộng đồng góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa; dự án “Phác thảo chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020”, đào tạo chuyên gia Việt Nam để triển khai chương trình lập kế hoạch mạng viễn thông PLANITU và khoá đào tạo, hội thảo về chính sách phát triển viễn thông, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế.

Địa chỉ Web của ITU: www.itu-t.int/itu-t

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
“Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4”- Thông điệp Ngày tiêu chuẩn thế giới năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO