Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất điện tử

Minh Thiện| 30/09/2016 11:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà trường và cơ quan quản lý nhà nước giúp khai thác tốt thế mạnh của các bên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực sản xuất điện tử

“Để nắm bắt được thời cơ mà cuộc cách mạng số nói chung và xu thế phát triển công nghiệp điện tử nói riêng, Bộ TT&TT xác định ưu tiên số một phải tập trung là việc phát triển nguồn lực con người. Bộ TT&TT sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, chú trọng tăng nhanh tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao hướng tới tiêu chuẩn quốc tế”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng khẳng định tại Hội thảo phát triển nhân lực công nghiệp điện tử Việt Nam – Nhật Bản diễn ra sáng ngày 29/9, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc Hội thảo

Đây là lần đầu tiên Bộ TT&TT phối hợp với Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Nhật Bản (thuộc tổ chức JICA) tổ chức Hội thảo về nội dung này nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà trường và cơ quan quản lý nhà nước giúp khai thác tốt thế mạnh của các bên và tiếp tục có nhiều chương trình hợp tác đào tạo giữa Việt Nam – Nhật Bản để xây dựng nhân lực điện tử, CNTT của Việt Nam có chất lượng cao, đạt tiêu chuấn quốc tể, đáp ứng xu thể phát triển giai đoạn tới.

Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đển các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp điện tử cũng đã được lựa chọn là một trong 6 ngành chiến lược trong khuôn khố hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động công nghiệp điện tử thuộc Chiến lược Công nghiệp hóa Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quyết định 1290/QĐ-TTg đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành công nghiệp điện tử. Một trong các nhiệm vụ đó là phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tứ Việt Nam.

CNĐT Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu dựa vào một số lợi thế về nguồn nhân công dồi dào và chi phí thấp; người Việt Nam khéo tay và kiên nhẫn, điều này rất phù hợp đối với yêu cầu của hoạt động của ngành CNĐT. Tuy nhiên trong. giai đoạn tới, cuộc cách mạng số hay được biết là cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đang diễn ra trên khẳp thế giới với tốc độ nhanh và quy mô lớn chưa từng thấy, với những công nghệ mới như: in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Intemet cúa vạn vật (IoT), công nghệ nano,.. Xu thế thị trường CNĐT thế giới giai đoạn tới sẽ hướng đến các sản phẩm điện tử công nghệ cao có kích thước gọn nhẹ nhưng nhiều chức năng. Hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử dựa trên tự động hóa hay robot hóa sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động ngành công nghiệp điện tử cần có chuyển dịch phù hợp để phát triển.

Trong khuôn khố Hội thảo, nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề hợp tác phát triển nhân lực cho lĩnh vực điện tử theo khuôn khố Quyết định số 1290/QĐ-TTg; vấn đề liên kết gíữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp và về một số kết quả hợp tác đào tạo giữa Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian vừa qua như: “Dự án JICA-HaUI” của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo nghề điện tử tiêu chuẩn Nhật Bản; "Dụ án HEDSPI” của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn ITSS của Nhật Bản... Kết quả các dự án này đã đào tạo hàng trăm kỹ sư điện tử, CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giúp thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu đối với nguồn nhân lực có trình độ cao Việt Nam.

Đại diện JICA giới thiệu bộ tài liệu Đánh giá Kỹ năng theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Đại diện JICA và các diễn giả đã giới thiệu, thảo luận về chuẩn kỹ năng tay nghề CNTT (ITSS) được chính phủ Nhật bản xây dựng và hướng đến làm tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các đối tác tham gia vào thị trường CNTT, bao gồm đào tạo, xây dựng, vận hành, nghiên cứu phát triển, v.v... Một cách vắn tắt, ITSS chia CNTT thành nhiều lĩnh vực, gọi là các “nghề” (Job Categories) và trong mỗi nghề lại chia nhỏ hơn thành các lĩnh vực chuyên môn hẹp (Speciality Fields).

Ngoài việc chuẩn hóa CNTT thành các “nghề” và “lĩnh vực chuyên môn hẹp”, ITSS chia mức độ tay nghề thành 7 mức, thấp nhất là mức 1 (học việc) và cao nhất là mức 7 (chuyên gia có ảnh hưởng quốc tế).

Chuẩn kỹ năng tay nghề CNTT

Đại diện trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Để có thể sang Nhật làm việc ngay khi tốt nghiệp, chương trình đào tạo CNTT Việt Nhật được xây dựng với mục tiêu sinh viên ra trường đạt mức tay nghề cấp độ 3 (tự làm) trong khi các chương trình đào tạo CNTT ở Việt Nam thường đạt mức 2 (cần hỗ trợ) hoặc thậm chỉ chỉ là mức 1 (học việc).

Sau quá trình đào tạo theo các khóa học này tại Đại học Bách khoa, khoảng 70-80 sinh viên tốt nghiệp hàng năm, tương đương từ 50%-75% sinh viên sang Nhật làm việc ngay, mức lương như KS CNTT Nhật Bản. Hàng năm, có khoảng 30 lượt các công ty CNTT Nhật Bản sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để sang Nhật bản làm việc ngay sau khi nhận bằng. Nhiều doanh nghiệp quay trở lại tuyển dụng tuần hoàn sinh viên năm cuối.

Đại diện Bộ TT&TT, JICA, các trường Đại học và doanh nghiệp trao đổi về phương thức hợp tác nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực sản xuất điện tử

Đại diện từ Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, “Mô hình kỹ thuật ĐHCNHN” được xây dựng dựa trên Mô hình tiêu chuẩn Nhật Bản thông qua các Dự án hợp tác kỹ thuật giữa JICA và HaUI từ năm 2001 dựa trên nhu cầu ngành công nghiệp Việt Nam. Chương trình này nhằm cải tiến kỹ thuật với các nghề mục tiêu, xây dựng, triển khai các khóa đào tạo nghề chất lượng cao theo Tiêu chuẩn Nhật Bản trong 3 lĩnh vực: Cơ khí, Điện và Điện tử. Dự án chia làm 4 giai đoạn, trong đó: Giai đoạn 1 (2000 - 2005) giúp tăng cường năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Giai đoạn 2 (2010 - 2013): Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Giai đoạn 3 (2013 - 2016): Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong giai đoạn 3, riêng với lĩnh vực Điện tử, Dự án HaUI-JICA đã đào tạo được 209 lượt giáo viên. Chương trình này đang được tiếp tục nhân rộng ra các cơ sở đào tạo nghề, các trường Đại học, đồng thời kết nối với một loạt các công ty sản xuất điện tử trong nước và nước ngoài tại Việt Nam tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo.

Đại diện Bộ TT&TT nhận xét, việc giúp đỡ của phía Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực điện tử và CNTT trong thời gian qua đã chứng minh được tính hiệu quả. Vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện tử trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo này là khâu vô cùng quan trọng. Giai đoạn tiếp theo, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và chuẩn kỹ năng tay nghề lĩnh vực điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện điều này, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan trong việc điều chỉnh các chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với biến đối nhanh của công nghệ và sự phát triển của cách mạng công nghiệp mới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO