Tọa đàm Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình –Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông

NTĐ| 31/03/2017 21:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ vĩ tuyến 30 Bắc lên đến vĩ tuyến 260 Bắc và từ kinh tuyến 1000 Đông đến 1210 Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước và vùng lãnh thổ khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Đây là một vùng biển có vị trí rất quan trọng, không những chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều tuyến đường biển huyết mạch quốc tế đi qua mà còn là khu vực được coi là “điểm nóng” về an ninh, chính trị, quân sự, và có nguy cơ tác động tiêu cực đến sự ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Vì vậy, trong Biển Đông đã và đang tồn tại những tranh chấp liên quan đến những lĩnh vực khác nhau trong quan hệ xã hội của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Là một quốc gia thành viên, Philippines đã sử dụng các quy định của UNCLOS để khởi động vụ kiện phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên Biển Đông và các vùng biển mà Trung Quốc không có quyền theo UNCLOS, nhưng đó lại là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Trong vụ kiện này, mặc dù bị đơn Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS nhưng họ tuyên bố viện dẫn các ngoại lệ để loại bỏ thẩm quyền thụ lý vụ án của các cơ quan tài phán nói trên đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các Điều 15, 74 và 83 về phân định ranh giới biển, không liên quan đến các vịnh, các hoạt động quân sự và các hoạt động khác của Hội đồng Bảo an (Điều 298 UNCLOS). Trong bối cảnh này, nguyên đơn Philippines đã chứng minh được rằng nội dung đơn kiện của họ là nhằm vào việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS để biện minh cho yêu sách của họ trong Biển Đông, vì vậy, hoàn toàn phụ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tài phán quốc tế và các viện dẫn của Trung Quốc không phải là ngoại lệ trừ thẩm quyền tài phán của các cơ quan này.

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Thực chất đây không phải là vụ kiện về tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thổ hay phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa. Theo đó, Tòa Trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn cơ sở pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Đây là phán quyết rất chuẩn mực theo đúng tuần tự thủ tục pháp lý và rất khách quan, trung thực; là chiến thắng vang dội trên mặt trận pháp lý không chỉ của riêng Philippines mà còn là thắng lợi của cộng đồng khu vực và quốc tế với tư cách là những thành viên của UNCLOS1982. Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận phán quyết và tìm mọi biện pháp, thủ đoạn để phủ nhận giá trị của phán quyết. Việc thực thi phán quyết và sử dụng nội dung phán quyết tại các diễn đàn đa phương và song phương thực sự hết sức khó khăn.

Nhằm giúp cho đại đa số độc giả có được những hiểu biết trung thực, khách quan và nhiều mặt về chuỗi sự kiện này cũng như những kiến thức cơ bản về Biển Đông đặc biệt là vụ Philippines kiện Trung Quốc và phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 về vụ kiện này... từ đó nâng cao nhận thức pháp lý, phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi Tọa đàm chủ đề “Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông” với sự tham gia của TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, một trong những chuyên gia hàng đầu về biên giới lãnh thổ và luật pháp quốc tế.

Nội dung Tọa đàm bóc tách và làm sáng tỏ hơn tình hình tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, các biện pháp giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế; Sự kiện Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc và tình hình Biển Đông hậu phán quyết.

 Đồng thời, nhân sự kiện Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kịp thời phối hợp với một số chuyên gia và luật sư có kinh nghiệm, uy tín biên soạn và xuất bản cuốn sách “Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông – Các sự kiện và phân tích pháp lý” do TS Trần Công Trục chủ biên.

Tọa đàm cũng sẽ có sự giao lưu sôi nổi giữa diễn giả và độc giả quan tâm đến lĩnh vực biển, đảo.

Hinh ảnh bìa minh họa cuốn sách

Tọa đàm Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình – Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông

- Diễn giả: TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

- Dẫn chương trình: BTV Trần Thị Huyền;

- Thời gian: 14h30 ngày 08/4/2017 (Thứ 7);

- Địa điểm: Sân khấu Trung tâm - Công viên Thống Nhất

  Phố Trần Nhân Tông, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội;

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Tọa đàm Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình –Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO