TPP và một số ảnh hưởng đối với lĩnh vực điện tử viễn thông

D.Y| 23/12/2015 02:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy và mở rộng thị trường quốc tế của các nước thành viên. Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra các quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao và xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu của thế kỷ 21. Vậy những nội dung liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông mà đàm phán TPP đề cập đến là gì?

Quá trình đàm phán TPP

TPP là một hiệp định thương mại tựdo FTA (Free Trade Agreements) đa phương giữa 12 nước ven bờ Thái Bình Dương(APEC) bao gồm: Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei,Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản. Hiệp định thương mại tự do FTAđòi hỏi mức độ cam kết mở cửa sâu hơn các cam kết mở cửa thương mại thôngthường, thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực phải cam kết mở cửa rộng hơn, mức độ mởcửa như cắt giảm thuế quan, loại bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường, ngoài ranhững vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phánvà ký kết.

Đàm phán TPP được thực hiện theophương thức tiếp cận “chọn - bỏ”, khác với phương thức “chọn – cho” của WTO.Điều này có nghĩa TPP chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế cácngành, phân ngành và phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếukhông giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyêntắc TPP, tức là phải mở cửa. Còn khi đàm phán với WTO, Việt Nam được chọn mởngành nào sẽ mở ngành đó. Trước kia khi đàm phán WTO, Việt Nam chỉ phải đàmphán 2 lĩnh vực là mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cùng với đàm phán đaphương, thì nay sang TPP, Việt Nam phải đàm phán tới 30 chương, trong đó cónhững lĩnh vực lần đầu tiên như công đoàn, lao động, doanh nghiệp Nhà nước.

Đàm phán TPP được thỏa thuận là đàmphán mật. Do đó ngoài các đoàn đàm phán và các cơ quan có thẩm quyền trong nộibộ từng nước, không có chủ thể nào khác được thông tin chính thức và chính xácvề các nội dung đàm phán cụ thể. TPP không chỉ bàn về các vấn đề thương mại,dịch vụ, đầu tư mà còn thảo luận cả lĩnh vực phi thương mại khác. Có 21 nhómđàm phán cho 29 chương với 2 loại đàm phán là lời văn và mở cửa thị trường cùng2 kiểu đàm phán là song phương và đa phương. Do cam kết bảo mật nội dung đàmphán TPP giữa các nước nên chưa có thông tin chính thức. Thông tin chỉ từ cáctuyên bố mang tính chất chung chung từ các đoàn đàm phán.

Có thể thấy, TPP bao trùm nhiều lĩnhvực cả thương mại lẫn phi thương mại, nên việc thực thi các cam kết chắc chắnsẽ phải trải rộng trên nhiều khía cạnh, liên quan tới nhiều lĩnh vực, đòi hỏicác biện pháp khác nhau nhưng vẫn đồng nhất về kết quả và mục đích.

Điệntử và viễn thông trong đàm phán TPP  

TPP sẽ cóphạm vi điều chỉnh rộng, với xu hướng mạnh mẽ. Ví dụ: Thuế quan sẽ cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thựchiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn; Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vựcdịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính; Tăng cường các quy định liên quan đếnđầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư; Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trítuệ cao hơn so với mức trong WTO; Cácbiện pháp SPS, TBT: Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cảnkỹ thuật; Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công; Các vấn đề lao động, quyền tập hợp vàđàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao độngcưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đốixử trong lực lượng lao động; Tăng yêu cầu về môi trường… 

TPP sẽ ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực điện tử viễn thông

Trong đó, thương mại điện tử và viễnthông là một trong những vấn đề nổi bật trong đàm phán TPP. Quy tắc hợp tác củacác nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông là một trong những thỏa thuận đã sớmđạt được từ tháng 4/2014. Đại diện các nước tham gia đàm phán TPP đã đạt thỏathuận về sáu quy tắc thương mại, trong đó có Quy tắc hợp tác của các nhà cung cấp cơsở hạ tầng viễn thông và Quy tắc hợp tác của các công ty dịch vụ xuyên quốcgia. Trong lĩnh vực viễn thông, TPP sẽ có các điều khoản khuyến khích sự lựa chọncông nghệ và giải pháp thay thế mang tính cạnh tranh, nhằm giải quyết vấn đềchi phí cao của việc chuyển vùng điện thoại quốc tế. Các nước TPP cũng thống nhấtrằng trong trường hợp một nước thành viên quy định mức thuế suất áp dụng cho việcbán buôn các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế, nước đó sẽ cho phép các nhàkhai thác dịch vụ của các nước TPP không quy định mức thuế suất này có được cơhội nhận được ưu đãi khi áp dụng mức thuế thấp hơn.

Liênquan đến cách quản lý khu vực thương mại xuyên Thái Bình Dương rộng lớn, cácnhà đàm phán cũng thống nhất về quy tắc phối hợp cạnh tranh, phát hành visa dulịch kinh doanh ngắn hạn, đơn giản hóa các thủ tục hải quan và hỗ trợ kỹ thuậtđể thực hiện hiệp định thương mại…

Kếtquả qua các vòng đàm phán đã đi đến việc các nước thành viên sẽ cam kết khôngáp thuế hải quan, và phân biệt đối xử đối với các sản phẩm số; ví dụ: phần mềm,âm nhạc, video, sách điện tử…  TPP sẽ hỗtrợ một mạng Internet toàn cầu, duy nhất bao gồm đảm bảo thông suốt dữ liệu quabiên giới, phù hợp với lợi ích chính đáng của các chính phủ trong việc bảo vệquyền riêng tư.

TPP do Mỹ dẫn đầu thu hút sự tham gia của12 nước, chiếm 40% sản lượng kinh tế và 1/3 thương mại toàn cầu. Các nước hyvọng TPP được thông qua sẽ giảm bớt rào cản và hài hòa các quy tắc thương mạinói chung và thương mại điện tử nói riêng trong khu vực.

Sức ép cạnh tranh từ TPP đối vớingành Điện tử Viễn thông nếu có sẽ xuất hiện ở các sản phẩm và dịch vụ giá trịgia tăng. Mặt khác, việc tham gia TPP cũng thúc đẩy nhanh quá trình tái cấutrúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hơn nữa năng lực cạnhtranh.

TPP là một thỏa thuận quốc tế thế hệmới, việc đảm bảo thực thi các nghĩa vụ của thỏa thuận này sẽ rất quan trọng vàkhắt khe, nhằm phát huy tối đa lợi ích của các thành viên của hiệp định. TPP sẽgiúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đóhỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngoàira, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trìnhxây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trìnhnày, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăngcường cải cách hành chính. Trong những năm qua, viễn thông Việt Nam đã có nhữngbước phát triển vững chắc và mạnh mẽ. Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ mở ra nhiềucơ hội mới cho sự phát triển của phân khúc này. Bên cạnh những cơ hội cũng cónhiều thách thức bao gồm nhiều vấn đề khác nhau mà các doanh nghiệp điện tử -viễn thông phải đối mặt và việc giải quyết nó là không đơn giản. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
TPP và một số ảnh hưởng đối với lĩnh vực điện tử viễn thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO