Trà Vinh tập trung đầu tư phát triển Công nghệ Thông tin

Như Minh| 10/09/2016 16:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kể từ năm 2008, Trà Vinh là một trong ba tỉnh (Trà Vinh- Nghệ An- Thái Nguyên) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chọn làm thí điểm phát triển công nghệ TT&TT.

Là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, có 65 km bờ biển, hơn 30% là người Khmer nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh, chiếm 1,13% dân số cả nước. Tuy là một tỉnh thuần nông nhưng Trà Vinh cũng có những thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh là tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, coi đây là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hình thành rõ nét các vùng kinh tế động lực để từ đó tạo nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trà Vinh có luồng cho tàu biển có trọng tải trên 20.000 tấn vào sông Hậu đi qua địa bàn huyện Duyên Hải, Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải có tổng công suất dự kiến 4.400 MW bước đầu đã đưa tổ máy số 1 (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1) vào sản xuất thương mại; Khu kinh tế Định An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích hơn 39.000ha đang được mời gọi đầu tư vào hạ tầng. Khi các dự án trên đưa vào khai thác thương mại sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh Trà Vinh phát triển nhanh chóng…

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kể từ năm 2008, Trà Vinh là một trong ba tỉnh (Trà Vinh- Nghệ An- Thái Nguyên) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chọn làm thí điểm phát triển công nghệ TT&TT. Thông qua nguồn vốn của Quỹ dịch vụ viễn thông quốc gia, Trà Vinh đã triển khai dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”. Dự án này được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 2008-2011, giai đoạn 2: 2011-2016). Ông Bùi Chí Hùng (Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Trà Vinh) cho biết: kết quả triển khai 2 giai đoạn trên, toàn tỉnh đã có 62 điểm (gồm các điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện từ tỉnh đến xã, thư viện các trường học, bệnh viện …) được lắp đặt 410 máy tính, 62 máy in và các thiết bị phụ trợ khác. 

Khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng sa, Ttrường sa của Việt nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” với hơn 3.500 lượt người tham quan tại Thành phố Trà Vinh.

Dự án này đã mang lại hiệu quả cao, Internet công cộng phát triển, giúp bà con, các cháu học sinh tiếp cận được với thế giới, nắm bắt thông tin, phục vụ cho chính nhu cầu cuộc sống của bà con và nhu cầu học tập của các cháu học sinh, thanh niên và đặc biệt góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội, đời sống  kinh tế, văn hóa, xã hội và tinh thần đã được nâng lên một bước; an ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm từ thành thị tới nông thôn.  

Ông Bùi Chí Hùng cũng cho biết: Năm 2012 tỉnh Trà Vinh là một trong 27 tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn triển khai dự án : Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo” với tổng kinh phí được cấp (2012-2015) hơn 4.822 triệu đồng; vốn đối ứng của tỉnh là hơn 952 triệu đồng.

Tập huấn bồi dưỡng về an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh

Dự án thứ 3 được Bộ TT&TT triển khai tại Trà Vinh vào năm 2013 là: “Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước” với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng. Sự hỗ trợ tích cực từ Bộ TT&TT cộng với sự quan tâm đầu tư hệ thống máy chủ tập trung theo công nghệ ảo hóa của UBND tỉnh đã góp phần hình thành trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai các phần mềm dùng chung, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trước mắt của tỉnh.

Có thể nói, sau 8 năm triển khai thực hiện các dự án, CNTT&TT đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững từ thành thị đến nông thôn, góp phần xây dựng kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng: Hạ tầng thông tin- truyền thông được đầu tư nâng cấp, an toàn, an ninh thông tin cơ bản được đảm bảo, đưa sóng truyền hình lên vệ tinh VINASAT, tăng cường thời lượng phát thanh- phát hình, tăng trang và số kỳ phát hành báo Trà Vinh, xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh bằng 03 ngôn ngữ: Việt, Khmer, Anh... góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và đưa thông tin đến người dân nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Để khai thác có hiệu quả trang thiết bị đã được đầu tư, Sở TT&TT tỉnh Trà Vinh đã tổ chức tập huấn cho 349 lượt cán bộ truyền thanh cấp huyện, xã; đào tạo, tập huấn cho gần 1.000 đối tượng là cán bộ khóm, ấp, xã, phường, thị trấn, nông dân sản xuất giỏi, giáo viên, học sinh, sinh viên. Lực lượng này là nòng cốt để hỗ trợ công tác tuyên truyền, hướng dẫn lại cho cộng đồng. Các dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức của một bộ phận dân cư nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, góp phần giảm khoảng cách số giữa các vùng dân cư theo đúng đường lối,  chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Cho đến nay, tỉnh Trà Vinh đã từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống hội nghị truyền hình: Đã triển khai tại 13 điểm cầu, bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho 100% các cuộc họp trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành tỉnh với Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hàng chục điểm bưu điện văn hóa được trang bị sách, internet phục vụ miễn phí cho nhân dân, học sinh…

Cổng thông tin điện tử với 01 cổng chính và 41 trang tin thành phần gồm 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Khmer) luôn hoạt động ổn định, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng quy định theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ.

Triển khai một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến: Triển khai mức độ 2 cho 8 huyện, thị xã, thành phố và triển khai thí điểm mức độ 3 cho 03 Sở: Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hệ thống thư điện tử (http://mail.travinh.gov.vn/): Đã thiết lập 5.934 tài khoản và có 70% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng trong thực thi công vụ. Hệ thống văn phòng điện tử Trà Vinh đã được triển khai đến 81 cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền cấp tỉnh và 71 đơn vị trực thuộc, 396 cơ quan, đơn vị cấp huyện và 106 Ủy ban nhân dân cấp xã với tổng cộng 5.654 tài khoản người dùng; 100% các cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước sử dụng phần mềm văn phòng điện tử để trao đổi, nhận, gửi văn bản trên môi trường mạng; 80% các văn bản, tài liệu (trừ tài liệu mật) chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng văn bản điện tử. Chứng thư số cũng đã được triển khai và cấp cho 410 cơ quan, đơn vị trong tỉnh (3 cấp) và 12 cá nhân góp phần hỗ trợ tích cực cho việc chứng thực văn bản điện tử.

Đề cập đến phương hướng phát triển CNTT&TT trong thời gian sắp tới, ông Bùi Chí Hùng cho biết: Sở TT&TT sẽ tập trung mọi nguồn lực để tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kế hoạch phát triển CNTT&TT theo hướng hiện đại, đồng bộ và an toàn. Theo đó, Sở TT&TT tiếp tục triển khai các mặt công tác như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,góp phần nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, định hướng thông tin, dư luận xã hội nhằm nhận diện, ngăn chặn, phản biện những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch. Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT và của tỉnh trong lĩnh vực TT&TT nhất là Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT Quy định về quản lý thuê bao di động trả trước; Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet công cộng và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Tất cả các phường, xã trong tỉnh đều có hệ thống loa truyền thanh với tiếng Việt và tiếng Khmer phát hàng ngày...

Mặt khác, Sở TT&TT sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông và Internet gắn liền với việc triển khai dịch vụ viễn thông công ích; duy trì và phát triển mạng lưới Bưu chính đảm bảo cung ứng dịch vụ Bưu chính công ích cho người dân; triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; trong đó tập trung đầu tư trạm truyền thanh cho các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 204/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch số 16 của Tỉnh ủy đồng thời tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính, thúc đẩy nhanh quá trình tin học hóa dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến ở mức độ ngày càng cao; phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông, cơ bản hình thành chính phủ điện tử tỉnh Trà Vinh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh như Nghị quyết Đại hội lần thứ X của tỉnh đảng bộ Trà Vinh đưa ra: Hạ tầng thông tin- truyền thông, công trình phục vụ quy trình 1 cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, văn phòng điện tử và phòng họp trực tuyến…, góp phần xây dựng ngành TT&TT phát triển đi lên, cùng cả nước chung tay để sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT một cách bền vững và an toàn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Trà Vinh tập trung đầu tư phát triển Công nghệ Thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO