Truy xuất nguồn gốc điện tử cho nông sản thực phẩm an toàn

Anh Quang| 01/09/2016 13:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, các mặt hàng rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm..., không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vẫn trôi nổi khá nhiều trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng (NTD). Để đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin thực phẩm sạch cho người dân, vừa qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai thí điểm dự án truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản thực phẩm an toàn. Đây là phương pháp mới giúp NTD dễ dàng biết được xuất xứ sản phẩm mình mua hằng ngày.

Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc nông sản bằng điện thoại thông minh (samrtphone).

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Hà Nội (Trung tâm) Đỗ Hoàng Thạch cho biết, đây là phần mềm quản lý sản phẩm từ khi sản xuất, đóng gói đến khi có mặt trên kệ hàng hóa đến với NTD thông qua dán tem nhận diện sản phẩm.

Theo đó, bằng điện thoại thông minh (smartphone, truy cập appstore với máy chạy bằng hệ điều hành ios và google play với hệ android) NTD đăng nhập và khai báo tên, số điện thoại. Tiếp đó, đặt điện thoại trước sản phẩm để chụp và quét mã code sẽ thấy trên giao diện thiết bị hình ảnh và thông tin về sản phẩm như nơi sản xuất, giấy chứng nhận và kênh phân phối. Bên dưới màn hình còn có thông tin cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm.

Đặc biệt, phần mềm quản trị này sẽ phục vụ ba nhóm đối tượng NTD, nhà quản lý và doanh nghiệp (DN). Với điện thoại thông minh, NTD có thể quét mã code trên sản phẩm để tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối. Ngoài ra, họ cũng sẽ thấy các giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm thông qua ứng dụng này và phản hồi ý kiến tới cơ quan quản lý và DN.

Đối với nhà quản lý, giao diện sẽ hiển thị được tên đơn vị quản lý, lô-gô, xem và tìm kiếm được các thông tin về DN và sản phẩm trong hệ thống đồng thời quản lý được tất cả các thông báo và báo cáo từ NTD.

Với DN sẽ cập nhật, quản lý các cơ sở đủ điều kiện an toàn do mình quản lý cũng như các cơ sở phân phối đang hợp tác. Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Chí cho rằng, việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp minh bạch thông tin sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản và ngăn chặn hàng giả, hàng “nhái”.

Theo đánh giá của một số chuyên gia và DN, ứng dụng này sẽ góp phần làm tăng giá trị nông, thủy sản, tăng năng lực cạnh tranh cho các DN trong nước. Bởi lẽ, thị trường thế giới đòi hỏi rất cao về chất lượng cũng như nguồn gốc của thực phẩm nên phương pháp này cũng góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước khác.

Thời gian tới, Trung tâm phối hợp Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố và các hội tiêu dùng tổ chức tập huấn cho NTD về cách sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện, Trung tâm đã triển khai thí điểm một số điểm dán mã code ở năm cơ sở sản xuất và sáu DN phân phối với khoảng 350 dòng sản phẩm tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm, dự kiến đến tháng 11, chương trình sẽ bổ sung, khắc phục hạn chế thông qua triển khai thực tế và đánh giá hiệu quả thực hiện để có thể áp dụng nhân rộng công nghệ này. Hy vọng dự án sẽ đi vào thực tiễn hiệu quả, góp phần tích cực vào việc xây dựng niềm tin của NTD đối với thị trường nông sản an toàn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác ICT lên cấp độ mới
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam thống nhất, hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu sắc trong lĩnh vực ICT nhất là về xây dựng chiến lược, hợp tác công nghiệp bán dẫn, đào tạo nhân lực số và kết nối doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Các cường quốc bán dẫn châu Á có thể phát triển mạnh trong kỷ nguyên AI
    Ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành chiến lược nhất của nền kinh tế thế giới. Cùng với những lợi thế sẵn có, để tiếp tục khai thác tiềm năng sản xuất chất bán dẫn, các chính phủ châu Á cần tiếp tục đưa ra các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển cũng như phát triển nguồn nhân lực.
  • Mini App của Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút 18.000 người dùng sau 12 ngày triển khai trên Zalo
    Sau 12 ngày triển khai mini app trên Zalo, BR-VT Smart của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận gần 18.000 người dùng mới và 22.000 lượt truy cập. Đây là thành tích ấn tượng đối với một mini app mới trên nền tảng Zalo.
  • Chỉ 45% tổ chức sử dụng MFA để bảo vệ khỏi gian lận
    Theo Ping Identity, một công ty phần mềm của Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong việc xác minh danh tính và lo ngại về khả năng bảo vệ khỏi các cuộc tấn công liên quan đến AI. Mặc dù đã có sẵn các giải pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn nhưng nhiều tổ chức vẫn chưa tận dụng hết lợi thế.
Đừng bỏ lỡ
Truy xuất nguồn gốc điện tử cho nông sản thực phẩm an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO