Tương lai của IoT là siêu kết nối

Ngọc Phượng, Phạm Thu Trang, Lâm Thị Nguyệt| 18/04/2019 17:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời đại mới của Web 3.0 và Internet vạn vật (IoT) kêu gọi chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng giữa các ngành công nghiệp . Việc truy cập internet sẽ dần được coi là quyền cơ bản của con người. Cộng đồng mạng ngày càng đông đảo nhờ vào khả năng của điện thoại thông minh và gói dữ liệu giá rẻ. Trong các doanh nghiệp, Giám đốc đổi mới và Giám đốc công nghệ phải kết hợp tư duy thiết kế tổng thể và những ý tưởng mới hơn khi họ triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ và quy trình thiết kế.

Cơ hội phát triển

Các công ty trên toàn thế giới có cơ hội mới để tiếp cận khách hàng hiện tại và xây dựng nguồn doanh thu mới ở các thị trường mới nhờ vào các giao diện vô tuyến mới như NB-IOT, 4G, 5G, TV White Spaces, BLE 5.0 và các thiết bị khác có giá phải chăng như smartphone, Cảm biến IOT và Robot. Mục tiêu cuối cùng của giám đốc chiến lược và đổi mới trong các công ty là phát triển và xây dựng chiến lược kỹ thuật số để theo kịp hoặc đánh bại đối thủ, mang lại hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí, tạo ra sự tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu về chính sách điều tiết như GDPR.  Để thực hiện các mục tiêu này, giám đốc công nghệ thông tin phải xem xét việc triển khai sản phẩm mới, tự động hóa, sửa đổi quy trình kinh doanh, quy trình làm việc và tuân thủ các tiêu chuẩn mới.

Nhiều công ty khởi nghiệp và các công ty khác đang tập trung vào việc tích hợp các công nghệ như Internet vạn vật (IoT) vào các sản phẩm dựa trên người tiêu dùng. Aditi Chadha người sáng lập  DAZL, một công ty có trụ sở tại Gurgaon, Ấn Độ, cho biết: ý tưởng trên nhằm mục đích tăng sự an toàn cho phụ nữ khi đeo túi xách thời trang bằng cách tích hợp IoT. Aditi cùng nhóm chuyên gia của cô hỗ trợ tạo ra các ý tưởng, khái niệm và chiến lược mới giúp các doanh nghiệp tận dụng công nghệ tiên tiến thế hệ tiếp theo với mục đích trực tiếp nâng cao doanh thu.

Trong thế giới của IOT, các thiết bị không còn bị hạn chế chỉ có thể truy cập web, mà giờ đây còn có thể giao tiếp với nhau và tạo ra các phân tích thời gian thực tận dụng khả năng trí tuệ nhân tạo (AI)  hoặc học máy (ML)  của các nền tảng IOT. Theo dự đoán của Cisco, đến năm 2020, IOT sẽ bao gồm hơn 30 tỷ thiết bị được kết nối. Chúng sẽ được trải rộng trên các thiết bị IoT tiêu dùng và công nghiệp. Cisco ước tính rằng vào cuối năm 2019, IOT sẽ tạo ra hơn 500 zettabyte dữ liệu mỗi năm.

Nhưng hầu hết việc cập nhập dữ liệu được thực hiện bởi hàng tỷ thiết bị sẽ cần phải được phân tích bằng thuật toán AI phức tạp với mục đích phân loại những hành động nên làm, từ đó người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định thông minh. Bên cạnh các phân tích thông minh, một mối quan tâm khác xuất hiện liên quan đến việc bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu này. Ai có thể truy cập vào dữ liệu ở đâu và khi nào? Những gì tuân thủ phải được đáp ứng và làm thế nào dữ liệu này có thể được bảo mật chống lại các cuộc tấn công độc hại?

Khi nhận thức về khả năng của IoT, người tiêu dùng bắt đầu đưa ra các yêu cầu về  nhà thông minh và xe thông minh, chính phủ đã bắt đầu đưa ra các hợp đồng lớn để phát triển thành phố thông minh, quân đội đang thử nghiệm xe tải tuần tra không người lái, nông dân thì quan tâm đến máy bay không người lái giám sát cây trồng. Các nhà sản xuất đã bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng thông minh và dây chuyền lắp ráp. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn giảm sự rủi ro, cắt giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình, đưa ra quyết định sáng suốt và tăng giá trị thương hiệu.

IDC ước tính rằng vào cuối năm 2019, 40% tất cả các khoản chi tiêu sẽ dành cho việc chuyển đổi kỹ thuật số, và các doanh nghiệp sẽ chi hơn 2 nghìn tỷ USD. Ngoài việc làm hài lòng và khuyến khích khách hàng, các công ty cần phải cố gắng xây dựng liền mạch và hiệu quả trong quy trình kinh doanh và quản trị.

Các công ty đang thử nghiệm các dự án IOT có thể đưa dữ liệu IOT của họ vào đám mây với sự can thiệp của con người, nhờ tích hợp quy trình làm việc đã được xây dựng trước với các nền tảng IOT hàng đầu như tự động hóa quy trình thiết lập. Có nhiều mô hình IOT khác nhau tùy thuộc vào trường hợp sử dụng và hệ sinh thái ứng dụng trên nền tảng.

Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu đang được ưu tiên hàng đầu khi các công ty nhận hàng trăm dữ liệu được tạo bởi các thiết bị IoT mỗi năm. Mặc dù phần mềm chống độc hại có thể phát hiện một cuộc tấn công tiềm tàng vào máy trạm, điện thoại thông minh hoặc mạng của công ty, nhưng mỗi một tổ chức đều có một quy trình để phát hiện những lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư hoặc có thể mua lại trong một thỏa thuận M&A tiềm năng. Một cách tiếp cận toàn diện và cần thiết là bác bỏ tất cả các nguồn dữ liệu, lưu trữ, đầu vào và đầu ra.

Những lĩnh vực tiềm năng

Các thiết bị IoT đang tìm kiếm một ứng dụng mới ,nhờ sự thúc đẩy của thương mại điện tử. Trong Công nghiệp 4.0 và Chuỗi cung ứng  4.0, các thiết bị hỗ trợ bluetooth hoặc wifi có thể được gắn vào các gói hàng của người gửi và thông báo cho khách hàng về trạng thái thời gian thực của sản phẩm thông qua Alexa, Amazon Echo hoặc Google Home. Khi khách hàng lấy sản phẩm ra khỏi gói hàng, thiết bị IoT có thể thông báo cho người giao hàng đến thu thập bao bì. Điều này giúp các công ty và chính phủ tìm ra cách cắt giảm chất thải bao bì ra môi trường . Một cách làm tương  tự được áp dụng cho việc theo dõi thời gian thực của các container vận chuyển trên biển. Các thiết bị và cảm biến trong container, kho và xe tải có thể giúp các tổ chức giám sát địa điểm hiện tại của các sản phẩm đắt tiền, và thời gian thực để đưa ra các quyết định quan trọng hoặc tránh các rủi ro lớn về mặt kinh tế.

Thiết bị đeo trên cổ tay của công nhân trong khu công nghiệp có chứa cảm biến con quay và gia tốc kế kết hợp với khả năng học máy (ML) cho phép robot học các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và giúp các tổ chức tự động hóa dây chuyền lắp ráp với robot, tăng hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí và tăng độ chính xác của các nhiệm vụ.

Hệ thống quản lý tài sản thông minh được xây dựng với các thiết bị IoT và được ML kích hoạt có thể giúp các tòa nhà, phòng thí nghiệm nghiên cứu, trung tâm thương mại và văn phòng kiểm soát chi phí vận hành, giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, nhờ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Theo báo cáo của chuyên gia IOT Akshay Sharma, bắt đầu từ năm 2019, các nhà mạng viễn thông di động có cơ hội cải thiện lại ngành công nghiệp khách sạn và bán lẻ thông qua mạng 5G kết hợp với video di động, thanh toán điện thoại thông minh, kiốt bán hàng dựa trên máy tính bảng, kỹ thuật số di động, và kết nối băng thông rộng không dây.

Một lĩnh vực khác mà IoT nhanh chóng tìm thấy sự liên quan và sử dụng là trong các hệ thống thông báo khẩn cấp và theo dõi sức khỏe. Các nền tảng IoT theo dõi sức khỏe từ đầu đến cuối có thể nhanh chóng đưa ra các cách chăm sóc y tế dự phòng phù hợp với thời gian thực. Với những cải tiến mới trong cảm biến IoT, điều khiển từ xa và với sự theo dõi chủ động phù hợp với thời gian thực, giúp chi phí y tế giờ đây có khả năng giảm đáng kể, bằng cách cho phép bệnh nhân ở nhà và  bác sĩ sẽ chăm sóc thông qua việc theo dõi chủ động và điều trị từ xa.

Các giải pháp được hỗ trợ bởi IoT có tiềm năng giúp người cao tuổi sống độc lập và giảm chi phí y tế chung. Các cảm biến hoạt động không dây được cài đặt trong nhà có thể cho phép các thành viên gia đình và bác sĩ giám sát tốt hơn kết quả sức khỏe và sự an toàn khi người cao tuổi ở trong nhà. Việc sử dụng các thiết bị này sẽ cung cấp bảng điều khiển tuân thủ và phân tích dự đoán cho bác sĩ và thành viên gia đình, điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí lớn cho ngành chăm sóc sức khỏe. Giám sát từ xa sẽ cho phép các bác sĩ xem xét dữ liệu bệnh nhân theo thời gian thực và giảm tình trạng nhập viện khẩn cấp.

Phạm vi sử dụng IoT và AI là không giới hạn dựa trên dự đoán hiện tại của các nhà lãnh đạo thế giới và các nghiên cứu tiên tiến. Từ IoT dựa trên người tiêu dùng đến IoT trong công nghiệp (IoT), đó là làn sóng của những thiết bị được kết nối rất mãnh liệt, và do đó tương lai sẽ là siêu kết nối.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tương lai của IoT là siêu kết nối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO