Ưu tiên phát triển giáo dục và dạy nghề trong ASEAN.

TP| 06/08/2017 22:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Các nước ASEAN đã đạt được những bước tiến lớn trong việc xây dựng nền móng cần thiết cho một xã hội có học vấn và chuẩn bị cho tương lai.

Tỷ lệ người biết đọc biết viết đã được cải thiện đáng kể trong khu vực. Theo số liệu của UNESCO, tỷ lệ người biết đọc biết viết ở mức cao, hoặc cao hơn mức trung bình như ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam là 90%. Trong khi hầu hết dân số khu vực bây giờ có thể đọc và viết thì tỷ lệ nhập học hàng năm đều tăng tất cả các nước thành viên.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm vì giáo dục đại học chỉ có thể được phát triển nếu những giai đoạn giáo dục trước đó được thực hiện tốt. Các chính phủ thừa nhận rằng  việc cạnh tranh với các khối thương mại khác phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung cấp lực lượng lao động với đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.

Các quốc gia thành viên cam kết tăng nguồn lực cho nhiệm vụ này. Ngân sách quốc gia của Malaysia năm 2016 đã phân bổ 9,9 tỷ USD cho giáo dục. Các mục tiêu đầy tham vọng của nước này là cải thiện việc tiếp cận giáo dục có chất lượng trên khắp mọi miền của đất nước đã được thiết lập, với các chính sách gần đây nhằm tăng số giáo viên và giảm tỷ lệ sinh viên/giáo viên.

Ngoài ra, các cải cách cũng nhằm nâng cao các tiêu chuẩn giảng dạy trong lớp học cho các môn học chính, bao gồm tiếng Anh, Toán học và Khoa học cùng với tiếng Mã Lai. Cuối cùng, mục tiêu là để đưa hệ thống giáo dục của họ nằm trong top 3 thế giới.

Trình độ đầu vào cao hơn đối với đội ngũ giáo viên cũng được đặt ra, đồng thời tăng cường sự hợp tác của khu vực tư nhân và sự tham gia của phụ huynh học sinh. Chương trình nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và nâng cao các điều khoản cho những người đạt được các tiêu chuẩn bắt buộc. Nhiều hệ thống ICT sẽ được đưa vào ứng dụng cho các chương trình học tập từ xa và tự học.

Một trong những cải cách cơ bản là các chương trình Tiểu học, Trung học sửa đổi phải được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đưa vào áp dụng vào năm 2020. Điều này sẽ giúp quản lý nhà trường tốt hơn, tự chủ về thực hiện chương trình giảng dạy và giáo dục văn hóa, trong đó giáo viên chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất và giữ các đồng nghiệp có trách nhiệm vàvđạt tiêu chuẩn nghề nghiệp. Bộ Giáo dục cho biết.

Tại Indonesia, sự tiếp cận của tất cả mọi người đối với giáo dục cũng tăng lên đáng kể, đối với trẻ em của các gia đình nghèo được đi học ở tuổi sớm hơn và giai đoạn được học ở trường lâu hơn. Hiến pháp Indonesia yêu cầu ít nhất 20% tổng ngân sách của Chính phủ cam kết dành cho giáo dục, dẫn đến việc tăng hơn gấp đôi chi tiêu cho giáo dục từ năm 2002.

Trong khi phần lớn dân số có nhiều nhất là chỉ hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản, hiện nay có hơn 30 triệu học sinh tốt nghiệp trung học và hơn 10 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong lực lượng lao động của Indonesia.

Chiến lược này nhằm cung cấp sự tiếp cận phổ cập tới bậc trung học thông qua 12 năm học bắt buộc và tăng gấp đôi số học sinh lên đại học vào năm 2020. Dự báo, tổng số người Indonesia học hết bậc học phổ thông sẽ tăng hơn gấp đôi trong thời gian mười năm tới.

Một trong những ưu tiên hàng đầu là mở rộng các khóa học hướng nghiệp để đáp ứng nhu cầu việc làm. Indonesia đã dành 3,2 tỷ USD chi tiêu cho giáo dục đại học và nghiên cứu vào năm 2015, chỉ số chiến lược của quốc gia này là tăng gấp ba lần số sinh viên trong các chương trình kỹ thuật và tăng số nghiên cứu sinh trình độ tiến sỹ gấp năm lần vào năm 2025. Mục đích khác nữa là thành lập một trường Cao đẳng cộng đồng tại mỗi quận và tăng số lượng sinh viên tham gia các cơ sở giáo dục đại học bằng cách cung cấp nhiều học bổng và tăng số học sinh trung học. Đào tạo tiếng Anh cũng được cho là rất cần thiết ở nước này.

Giáo dục là chìa khóa để thích nghi thành công với thay đổi các yêu cầu của thị trường. Điều này thể hiện qua kinh nghiệm của Việt Nam trong đó cải thiện giáo dục đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của đất nước trong hai thập kỷ qua. Những nỗ lực cam kết thúc đẩy phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và để đảm bảo chất lượng thông qua việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, đã góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam khi có một lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao.

Với đội ngũ nhân viên có khả năng đào tạo ngày càng tăng, Việt Nam đang giúp thu hút các ngành công nghiệp quốc tế dựa trên công nghệ vào đàu tư. Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang cố gắng phát triển cụm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, các vườn ươm khoa học cũng được đầu tư từ ngân sách nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh về khoa học công nghệ.

Chính phủ Campuchia đã đưa ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia (2014-2018) nhằm tăng cường năng lực và phát triển nguồn nhân lực. Mục đích là nhằm tăng cường đào tạo và giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nhằm nâng cao năng suất cho những người có trình độ thấp và không có kỹ năng trong lực lượng lao động.

Còn Myanmar đang tiến hành đánh giá toàn diện ngành giáo dục để xây dựng một kế hoạch chiến lược cho hệ thống giáo dục của đất nước, nơi mà việc giảng dạy vẫn dựa phần lớn vào việc học vẹt. Đánh giá đã cho thấy cần có sự cải thiện trong hệ thống giáo dục chính quy và các chương trình đào tạo khác để chuẩn bị lực lượng lao động nhiều hơn cho công việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ, đây sẽ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của nước này trong tương lai.

Myanmar, cũng giống như Philippines, có lợi thế là tiếng Anh như một ngôn ngữ chính. Thứ hai, với đội ngũ nhân công có chi phí thấp nói tiếng Anh thành thạo là có thể xây dựng ngành gia công phần mềm quy trình kinh doanh lớn nhất thế giới, được phát triển từ các trung tâm dịch vụ khách hàng để cung cấp một loạt dịch vụ hỗ trợ văn phòng, thiết kế kỹ thuật và phát triển phần mềm.

Hiện đang có sự tập trung ngày càng tăng về phát triển giáo dục ở Myanmar sau nhiều năm phát triển. Việc đánh giá ngành giáo dục hiện đang được tiến hành nhằm giúp hướng dẫn cải cách chính sách giáo dục. Việc này đã được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) diễn giải một cách thẳng thắn và toàn diện.

Kế hoạch Công tác ASEAN về Giáo dục gia đoạn 2016-2020, nhằm mục đích xây dựng sự phát triển giáo dục của từng quốc gia riêng lẻ, tập trung vào các lĩnh vực. Nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản và tiếp cận cho tất cả mọi người, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, dạy nghề và học tập suốt đời. Các lĩnh vực khác bao gồm giáo dục cho phát triển bền vững, phát triển giáo dục đại học và phát triển các cơ chế đảm bảo chất lượng cũng như nâng cao năng lực cho giáo viên.

Hiện nay, một hiệp hội do Hội đồng Anh phối hợp với Tổ chức Giao dịch học thuật Đức, Campus France, Cơ quan Bảo đảm Chất lượng trong Giáo dục Đại học của châu Âu và Hiệp hội các trường đại học Châu Âu đang làm việc với các đối tác ASEAN để giúp phát triển lĩnh vực giáo dục đại học.

Nâng cao trình độ học vấn và trình độ tay nghề cho lực lượng lao động là trung tâm của tăng trưởng. Tuy nhiên, báo cáo của OECD và Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy cần phải cho phép sinh viên linh hoạt vào, ra và tái nhập học tập tùy thuộc vào tình hình tài chính và hoàn cảnh của họ, đồng thời cần tạo ra liên kết giữa phát triển học vấn và học nghề.

Một điều rõ ràn rằng những quốc gia có trình độ học vấn cao hơn và những người có khả năng thúc đẩy phát triển các công nghệ dẫn đầu thì sẽ gặt hái được những lợi ích kinh tế. Tiềm năng của Đông Nam Á về cung cấp lao động có tay nghề cao sẽ thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến để sản xuất hàng hoá có giá trị cao. Điều này  đặt các nước ASEAN vào vị trí trung tâm của sự đổi mới và tăng trưởng công nghiệp trong các thị trường toàn cầu.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn TT&TT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tháng công nhân, NLĐ 2024
    Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 đã được Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phát động sáng ngày 3/5/2024, tại Hà Nội.
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Phát triển nông nghiệp bền vững, cần chuyển đổi số trong mọi quy trình
    Cách đây không lâu, tại diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, nhiều quan điểm, góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Ưu tiên phát triển giáo dục và dạy nghề trong ASEAN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO