Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 54% dân số thếgiới đang sống ở đô thị và tỷ lệ này sẽ lên tới 66% vào năm 2050. Tính đến năm2014, có 28 siêu đô thị trên toàn cầu với tổng số khoảng 453 triệu người. Quá trình di cư từ nông thôn rathành thị vẫn đang diễn ra ngày càng tăng, dẫn tới một loạt các vấn đề phátsinh cần phải giải quyết, bao gồm sự khan hiếm nghiêm trọng các tiện nghi cơ bản,khủng hoảng môi trường và mức độ ô nhiễm tăng cao. Hậu quả là cuộc sống của ngườidân tại các thành phố lớn trên thế giới đang bị de dọa.
Nhiều dựbáo cho thấy xu hướng này sẽ vấn tiếp tục trong tương lai. Thực tế, các thànhphố có thể chiếm tới 75-80% tổng sản phẩm nội địa của một quốc gia (GDP), và đượccoi là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc đô thịhóa nhanh chóng đã dẫn tới nhiều vấn đềphát sinh như các thành phố chiếm khoảng 50% chất thải toàn cầu cùng với 60% lượngkhí nhà kính toàn cầu. Thêm vào đó là áp lực ngày càng tăng về sự sẵn sàng đáp ứngcủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất và nhiên liệu. Ngoài ra còncác vấn đề liên quan khác tới cơ sở hạ tầng giao thông, việc cung cấp các dịchvụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, tiếp cận với giáo dục, và sự an toàn cho người dântại các khu vực đô thị.
Việc này đãđưa các nhà quy hoạch thành phố rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc làthúc đẩy các thành phố như là động lực của tăng trưởng kinh tế hoặc là chú tâmtới các vấn đề liên quan đến sự gia tăng dân số như: sử dụng quá nhiều và phụthuộc vào tài nguyên, ô nhiễm môi trường,... Việc ứng dụng công nghệ thông tinvà truyền thông (ICT) để đưa các thành phố này trở nên thông minh và phát triểnbền vững phần nào sẽ giải quyết được những thách thức này.
Khái niệmcác thành phố bền vững thông minh (Smart Sustainable Cities) đã xuất hiện cáchđây hơn một thập kỷ. Đó là một thành phố sáng tạo sử dụng ICT và các phương tiệnkhác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động và các dịch vụ đô thịvà cạnh tranh, trong khi vẫn phải đảm bảo thành phố thông minh đáp ứng các nhucầu của các thế hệ hiện tại và tương lai theo các tiêu chí kinh tế, xã hội vàmôi trường.
Sự tích hợpcủa ICT trong các quy trình của thành phố bền vững thông minh là thích hợp để đạtđược tính bền vững. ICT có thể hỗ trợ việc thiết lập các thành phố bền vữngthông minh thông qua sự đổi mới, cũng như thiết kế lại quy trình hiện có. Điềunày có thể bao gồm các ứng dụng mới, công nghệ và hệ thống năng lượng thôngminh, giao thông thông minh, tòa nhà thông minh, quản lý nước thông minh vàchính phủ thông minh.
Thực tế,ICT mang lại một cách tiếp cận tích hợp để phát triển bền vững tại các thành phố,trong đó ICT đóng vai trò là chất xúc tác trong việc đạt được ba trụ cột của sựphát triển bền vững, đó là tăng trưởng kinh tế, hòa nhập xã hội và cân bằng môitrường. Về môi trường, ICT có thể hỗ trợ thông qua việc giám sát và báo cáo cácvấn đề về phát thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng. ICT cũng giúp cung cấpcác sản phẩm bền vững sử dụng các nguyên tắc thiết kế có tính đến môi trường.
(Theo: itu magazine)