Theo SCMP, hiện tại, ngày càng có nhiều ý kiến ở Bắc Kinh cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ khiến thế giới mangquan điểm phẫn nộ hơn với Trung Quốc, khiến môi trường quốc tế vốn là động lực thúc đẩy tiềm lực vươn lên một cường quốc kinh tế toàn cầu của quốc gia này bị phá huỷ.
Theo các nhà nghiên cứu và phân tích của Trung Quốc, một trong những thách thức cấp bách nhất mà chính phủ Trung Quốc phải đối mặt là quá trình tái cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu đang ngày càng được đẩy mạnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thị trường việc làm của quốc gia này trong ngắn hạn. Còn tác động về dài hạn là giảm bớt vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi Bắc Kinh có hệ thống chính trị và ý thức hệ trái ngược với các nền dân chủ tự do ở phương Tây, họ vẫn quyết tâm duy trì vị thế trong thị trường toàn cầu. Liệu Trung Quốc có thể duy trì vị thế này hay cuối cùng sẽ bị cô lập khi đại dịch được kiểm soát, sẽ là một trong những câu hỏi quan trọng nhất sau khủng hoảng.
Huang Qifan– cựu thị trưởng Trùng Khánh, người đã chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của thành phố này, cho biết hồi đầu tháng rằng sự phân bố theo "chiều ngang" truyền thống của chuỗi giá trị toàn cầu đang có thể sẽ thay đổi hoàn toàn, khi Covid-19 đã để lộ những điểm yếu của chuỗi này. Sau đó, sự thay đổi có thể diễn ra theo "chiều dọc" ở những khu vực cụ thể.
Theo ông Huang, viễn cảnh của lĩnh vực sản xuất trong tương lai sẽ được "chấm phá" bằng những cơ sở sản xuất – với bán kính từ 50-200km, nơi tập trung 70% các phần cốt lõi của chuỗi giá trị và các sản phẩm được hoàn thiện một phần. Các khu vực đó sẽ có sự tiếp cận dễ dàng, nằm trong môi trường kinh doanh thuận lợi.
Ông Huang nói thêm, đại dịch đã để lộ những điểm yếu trong sự liên kết của mô hình toàn cầu hoá cũ. Trung Quốc và các quốc gia khác cần cân nhắc và điều chỉnh lại về bố cục của ngành công nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, sự tiếp cận hợp lý là mở cửa hơn nữa, thay vì thay đổi 180 độ.
Quan điểm của ông Huang có sự tương đồng với cam kết của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc vẫn tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà đầu tư và mở cửa hơn nữa đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, Samsung đã được phép đưa 200 nhân sự đến thành phố Tây An (Thiểm Tây), để hoàn tất dự án mở rộng nhà máy sản xuất chip.
Dù mối đe doạ về rủi ro các nước sẽ quay lưng với Trung Quốc đang "tràn ngập" trên các đầu báo, thì quốc gia này vẫn là nhà sản xuất và thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Đây là yếu tố thu hút các công ty đa quốc gia. Chẳng hạn, tháng trước, Tesla đã ghi nhận tháng có doanh số cao nhất tại quốc gia này, bán được hơn 120.000 xe, tăng 450% so với năm ngoái và tổng doanh số ở Trung Quốc tăng 40%.
Chen Elying, cựu giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), nhận định: "Trung Quốc vẫn là một thị trường hấp dẫn." Khi Covid-19 có thể thúc đẩy sự hình thành các khu vực kinh tế mới theo khu vực, có thể xuất hiện tại bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á, thì Trung Quốc vẫn là trọng tâm của Đông Á, nhờ hệ thống công nghiệp và quy mô thị trường lớn. Hơn nữa, Elying cho biết Trung Quốc cũng là có khả năng liên kết giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á.
Theo Ding Yifan, một nhà nghiên cứu đối táccủaTrung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Hội đồng nhà nước, tiềm lực trong ngành công nghiệp của Trung Quốc là "quá lớn để thất bại.". Ông giải thích, Trung Quốc đã chứng minh khả năng cạnh tranh quốc tế trong hầu hết mọi lĩnh vực công nghiệp, từ thiết bị viễn thông đến đường sắt cao tốc, và năng lực đó vẫn được duy trì dù đại dịch bùng phát.
Hơn nữa, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đưa việc "bảo vệ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị" vào 1 trong 6 ưu tiên trong bối cảnh dịch bệnh lây lan. Điều này phản ánh quyết tâm của ông về việc duy trì vai trò của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới.
Tham khảo SCMP