Việc sử dụng dịch vụ cố định băng rộng ở các thị trường bão hòa thúc đẩy đầu tư FTTx ở các thị trường mới nổi

03/11/2015 21:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Tháng trước, AT&T đã khá lặng lẽ triển khai hệ thống internet và điện thoại vô tuyến cho nhà riêng – dịch vụ thay thể cho đường dây thuê bao cố định và băng rộng dựa trên LTE ở Mỹ. Dịch vụ này tương tụ như dịch vụ HomeFusion của Verizon và cách tính cước dữ liệu cũng tương đương: 20GB/tháng với phí 90 USD; 30GB giá 120USD; và cước vượt quá định mức là 10 USD/GB.

Tháng trước, AT&T đã khá lặng lẽ triển khai hệ thống internet và điện thoại vô tuyến cho nhà riêng – dịch vụ thay thể cho đường dây thuê bao cố định và băng rộng dựa trên LTE ở Mỹ. Dịch vụ này tương tụ như dịch vụ HomeFusion của Verizon và cách tính cước dữ liệu cũng tương đương: 20GB/tháng với phí 90 USD; 30GB giá 120USD; và cước vượt quá định mức là 10 USD/GB. AT&T dự định sử dụng dịch vụ này để cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ của Verizon trong khu vực khai thác dịch vụ hữu tuyến của Verizon, chứ không phải trong một khu vực riêng. Khác với HomeFusion, dịch vụ AT&T sử dụng LTE làm mạng backhaul cho thoại “cố định” với chi phí bổ sung 20 USD/tháng. Cả AT&T và Verizon đều cho rằng LTE là phương thúc triển khai băng rộng cố định ở những khu vực chưa có mạng FTTN và FTTH, chiếm khoảng 25-30% giá trị trong khu vực khai thác của họ.

Vấn đề hiển nhiên với phương pháp dùng LTE thay thế cố đinh là vấn đề sử dụng. Gói dữ liệu cao nhất mà cả hai nhà khai thác cung cấp là 30GB/tháng là thấp hơn mức độ sử dụng trung bình của dịch vụ cố định băng rộng tại Mỹ. Hơn nữa, AT&T và Verizon đánh giá rằng dịch vụ của họ thường cung cấp tốc độ truy nhập từ 5Mbps đến 12 Mbps. Do đó, dường như họ đã hạn chế những người sử dụng ở nông thôn vì chỉ có dịch vụ ADSL nghèo nàn và không có truy nhập cáp băng rộng. Như vậy, chỉ có bổ sung phổ tần và/hoặc hạ tầng mới có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Thực tế cho thấy mức độ sử dụng dữ liệu đang tăng lên rất mạnh ở rnhiều thị trường. Theo dữ liệu năm ngoái ở Anh, chúng ta thấy rằng mức độ sử dụng dữ liệu trên FTTC/FTTH đã vượt quá 110GB/tháng vào giữa năm 2012. 

Dự báo việc sự dụng các thế hệ công gnhệ truy nhập cho thuê bao băng rộng cố định ở Tây Âu, 2012-2015. Nguồn: Analysys Mason

Mức độ sử dụng ADSL hiện tại cũng đang tăng lên. Ví dụ, năm ngoái, mức độ sử dụng TalkTalk Internet ở Anh trung bình thấp hơn 23GB/tháng. Vào tháng 05/2013 – sáu tháng sau khi TalkTalk TV được triển khai – nhà khai thác nhận thấy băng thông đỉnh đạt 706Gbps, tương đương 39Gb/tháng/thuê bao, với giả thiết 6,5% giờ bận. Thậm chí khi tính cho 73.000 khách hàng FTTC và giả thiết rằng họ sử dụng 100GB/tháng, mức độ tăng trươởng trong sử dụng ADLS này rất gioống với tốc độ tăng trưởng lưu lượng Internet trong lịch sử. TalkTalk hiện đang quy hoạch mởi rộng 50-100 lần dung lượng toàn mạng trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Động lực thúc đẩy mức độ sử dụng cố định băng rộng chính là nội dung chứ không phải mạng – cụ thể là thiết bị cung cấp nội dung trực tuyến cho TV. Sự dịch chuyển sang xem theo yêu cầu không chỉ bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu, mà ở Mỹ, người ta cũng dự báo sự chấm dứt của dịch vụ TV quảng bá. Ngày càng nhiều người sử dụng từ bỏ dịch vụ truyền hình cáp.

Các công nghệ mạng tổ ong có vẻ chưa sẵn sàng phục vụ rất nhiều người sử dụng có nhu cầu này, và việc thiết kế mạng vô tuyến nông thôn để họat động giống như mạng quang có thể rất tốn kém, như triển khai mạng vô tuyến cố định 4G của NBN ở Australia chẳng hạn (chi phí 1,28 tỷ USD để phục vụ 500.000 khách hàng). Báo cáo mới đây của Analysys Mason, LTE là nền tảng truy nhập thế hệ kế tiếp ở các thị trường nông thôn: phân tích chi phí-lợi nhuận cho thấy LTE ở các nước phát triển có thể chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ cố định băng rộng. Trong khi, đầu tư cố định băng rộng ở các nước mới nổi lại cho thấy kết quả tốt hơn nhiều.

Mặc dù các mạng vô tuyến có vai trò lớn hơn trong quy hoạch băng rộng của các nhà khai thác ở các nước mới nổi. Trường hợp vô tuyến băng rộng là phương tiện chủ yếu ở các nước này thì cũng có thể hạn chế như ở các nước phát triển, vì bốn lý do sau:

- Người sử dụng dịch vụ cố định băng rộng ở các nước có thu nhập trung bình có khả năng NGA (mạng truy nhập thế hệ sau) tốt (như một số nước Trung và Đông Âu) sử dụng được Internet nhiều hơn đối tượng này ở các nước thu nhập cao.

- Nhu cầu thay đổi bởi thay đổi trong việc phân phối nội dung TV. TV thường phổ biến và ít trở ngại bởi sự giàu có và khoảng cách nông thôn/thành thị hơn so với việc sử dụng Internet, do đó nhu cầu từ nông thôn hoặc người nghèo sẽ không thể thấp hơn nữa.

- Nếu là TV kết nối và nôi dung OTT (dịch vụ triển khai trên dịch vụ cơ bản) khuyến khích nhu cầu sử dụng và không cần NGA, thì động lực thúc đẩy sử dụng sẽ không còn là vấn đề giá cả – một rào cản lớn ở những thị trường thu nhập thấp (cho ví dụ, Google Chromecast fob chỉ tốn 35 USD). Người sử dụng theo nhu cầu sẽ không thể được thỏa mãn bởi ADSL thế hệ thứ nhất (vì tốc độ và sự ổn định) hoặc LTE (vì hạn chế về dung lượng, và về lâu dài là tốc độ).

- Sự khác biệt về chi phí đầu tư giữa triển khai 4G và cáp quang (FTTN hoặc FTTH) ở các thị trường mới nổi thấp hơn ở các nước phát triển.

Các nước mới nổi cho thấy những cơ hội đầu tư thực và nhanh về hạ tầng cố định băng rộng – dù là nâng cấp cáp đồng và cáp đồng trục hay là triển khai cáp quang. Các nhà khai thác có cơ hội tốt để nắm bắt xu hường này và tham gia đáng kể vào chuỗi giá trị truyền hình:

-Bắt đầu bằng trang bị và nắm bắt xu thế sử dụng, bằng cách gia tăng dung lượng mức tổng thể, bán các hộp OTT/catch-up và bán thêm thuê bao có dung lượng cao hoặc không hạn chế

-Tiếp đến, hợp nhất cơ sở thuê bao với các kết nối NGA nhanh hơn và ổn định hơn cho nhu cầu sử dụng đa màn hình, theo yêu cầu.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việc sử dụng dịch vụ cố định băng rộng ở các thị trường bão hòa thúc đẩy đầu tư FTTx ở các thị trường mới nổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO