Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đại diện cho(TPP) - Ảnh: TTXVN
Việc tham gia TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam khi tham gia vàosân chơi chung của các nước TPP với tổng giá trị chiếm tới 40% kinh tếtoàn cầu và đóng góp cho GDP thế giới gần 300 tỉ USD mỗi năm. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ TPP, nhất là các lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ.
Đồng thời, TPP cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong những vấn đề như: Quy mô, chất lượng nền kinh tế so với các nước thành viên TPP khác, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển cao; năng lực cạnh tranh cả về sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia đều hạn chế, dễ bị tổn thương; trong thực thi TPP với những nội dung mới cũng là một thách thức lớn; chất lượng nhân lực về quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp đều còn hạn chế.
Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có TPP, Việt Nam đã tập trung ưu tiên thực hiện một số biện pháp như: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý đặc biệt liên quan đến các FTA; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; tiếp tục thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính để tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, đầu tư, thu hút đầu tư, hợp tác vào Việt Nam; tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực trong thông tin tuyên truyền để xã hội hiểu, đồng thuận và thực hiện nghiêm túc TPP.
Lãnh đạo các nước thành viên TPP thống nhất, ngay sau lễ ký kết, Hiệp định sẽ được trình Quốc hội phê chuẩn theo đúng quy định của pháp luật mỗi nước.