Việt Nam - Myanmar: Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực CNTT và TT (P1)

03/11/2015 21:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Cùng là thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM), Việt Nam và Myanmar chia sẻ và có quan điểm tương đồng. Myanmar đánh giá cao sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

QUAN HỆ HỮU NGHỊ TRUYÊN THỐNG TIN CẬY VÀ GẮN BÓ LÂU DÀI

Liên bang Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á có diện tích 678.500 km2 và dân số hơn 51 triệu người. Myanmar không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch văn hóa với những công trình kỳ quan nổi tiếng thế giới, mà còn là một đất nước giàu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với 23 triệu hecta đất trồng trọt. Kể từ khi giành độc lập sau cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ chống ách thực dân, từ năm 1948 đến nay, đất nước Myanmar tươi đẹp đã trải qua nhiều khó khăn thử thách để đạt được những thành tựu mới như ngày hôm nay.

Việt Nam và Myanmar là hai quốc gia cùng ở khu vực Đông Nam Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực có quan hệ với Myanmar từ năm 1947, khi nước ta lập cơ quan thường trú tại thủ đô Răng-gun (Yangon, thủ đô cũ trước năm 2007), trước khi Myanmar giành được độc lập. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng U Nu (năm 1954) và chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1958) là những mốc son lịch sử, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. Hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Hai nước đã ký nhiều hiệp định, thỏa thuận tạo bước phát triển trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại cũng như nhiều lĩnh vực khác.

Cùng là thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM), Việt Nam và Myanmar chia sẻ và có quan điểm tương đồng. Myanmar đánh giá cao sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam luôn ủng hộ Myanmar hội nhập khu vực và quốc tế, tích cực tham gia Tiến trình ASEAN và ASEM. Việt Nam và Myanmar tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ và đồng thuận của ASEAN, tham gia các dự án hợp tác Tiểu vùng Mê Kông, các chương trình hành động của ASEAN nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, cũng như các nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp và an toàn hơn trong thế kỷ 21.

DẤU ẤN HỢP TÁC CẤP CAO GIỮA HAI NƯỚC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Những chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (12/2011), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (7/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (11/2013), ngài Thein Sein, Tổng thống Myanmar (3/2012) và ngài Thura U Shwe Mann, Chủ tịch Quốc hội Myanmar (9/2014) đến Việt Nam là những dấu mốc quan trọng thể hiện sự nồng ấm trong quan hệ cấp cao giữa hai nước.

Trong chuyến thăm chính thức Myanmar tháng 12/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein đã nhất trí thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời phối hợp cùng các nước ASEAN khác thúc đẩy đoàn kết, xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015; cùng có tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao và các cấp đồng thời triển khai tốt các cơ chế hợp tác như Ủy ban hỗn hợp và Tham khảo Chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao.

Tuy quan hệ kinh tế - thương mại hai nước trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ô tô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư.

Tại buổi hội kiến với Tổng thống Thein Sein trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Myanmar tháng 7/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt ít nhất 500 triệu USD trong vài năm tới. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Chính phủ Myanmar sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp Việt Nam sớm nhận được giấy phép cho các dự án đầu tư vào Myanmar trên các lĩnh vực viễn thông, đóng tàu, khai thác và chế biến khoáng sản, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, thủy sản... Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Myanmar tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam.

Nhận lời mời của Chính phủ Myanmar, ngày 19/09/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã thăm và làm việc với Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin Myanmar. Bộ trưởng và đoàn công tác đã hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein. Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định "Chúng tôi có mặt tại đây nhằm góp phần hiện thực hóa cam kết nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và viễn thông công nghệ thông tin truyền thông nói riêng. Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác với hai Bộ (Bộ TT&CNTT và Bộ TT) của Myanmar sẽ mở ra thời kỳ mới, hợp tác nhiều lĩnh vực trong tương lai, gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong thời gian tới. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của viễn thông,, công nghệ thông tin trong sự phát triển kinh tế xã hội; coi đây là hạ tầng quan trọng, một phương thức phát triển đất nước. Ngoài vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế xã hội, CNTT và TT còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quốc phòng an ninh".

TS. Vũ Chí Kiên

(còn nữa)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam - Myanmar: Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực CNTT và TT (P1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO