Việt Nam thuộc TOP 5 quốc gia có nguy cơ lây nhiễm mã độc máy tính

03/11/2015 21:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Tỷ lệ nhận thấy mã độc trong máy tính tại Việt Nam tăng từ 35,1% trong quý 1/2013 lên 36,6 % trong quý 2/2013. Dạng mã độc Ramnit (nhận thấy trong 9,6 % máy tính tại Việt Nam trong quý 2/2012) là mối đe dọa thường được phát hiện nhất, tiếp theo là Gamarue (9,1 %) và Win32/CplLnk (9,1 %). Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia có khả năng lây nhiễm mã độc máy tính cao nhất thế giới.

Microsoft vừa chính thức phát hành Báo cáo an ninh phiên bản 15 (SIRv15). Báo cáo SIRv15 phân tích các mối đe dọa nghiên cứu từ khoảng 1 tỷ hệ thống trên toàn cầu nhằm đưa lại tầm nhìn sâu về những lỗ hổng bảo mật và mã độc để giúp khách hàng quản lý và tránh đi các rủi ro.

 Trong nghiên cứu này, báo cáo xem xét các nguy cơ bảo mật mà người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ đối mặt khi sử dụng hệ điều hành và phần mềm không được hỗ trợ, đồng thời cũng xem xét các tác động của việc sử dụng Windows XP, khi việc hỗ trợ và cập nhật bảo mật bị hết hạn vào 08/4/2014. Ngoài ra, phương thức mới cũng so sánh tính bảo mật của hệ điều hành hiện đại như Windows 8 với các hệ thống điều hành cũ hơn như Windows XP. Theo StatCounter, Windows XP chiếm khoảng 21% thị phần hệ điều hành toàn cầu hiện nay. Riêng tại Việt Nam, chỉ số này là 48.6% tính đến tháng 9/2013.

C:\Users\Vy\Documents\MS\Tỷ lệ (CCM) xu hướng lây nhiễm cho các phiên bản hỗ trợ khách hàng của Windows, 3Q12-2Q13.jpg

Tỷ lệ xu hướng lây nhiễm mã độc cho các phiên bản hỗ trợ khách hàng của Windows từ quý 3/2012 đến quý 2/2013

 Những đe dọa hàng đầu trên toàn cầu với máy tính chạy Windows XP khi hết hỗ trợ là rất dễ bị nhiễm các loại mã độc:

Sality: Họ mã độc có thể ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng và đồng thời làm giảm đi các thiết lập bảo mật trên máy tính.

Ramnit: mã độc gây lây nhiễm vào các file chạy (exe) của thư mục Windows, các file Microsoft Office  và các tập tin HTML.

Vobfus: Họ các sâu, có thể tải về các mã độc khác lên máy tính và được tải về từ mã độc hoặc bị lây lan phát tán qua các ổ đĩa di động, chẳng hạn như ổ đĩa flash USB.

 Tỷ lệ nhận thấy mã độc trong máy tính tại Việt Nam tăng từ 35,1% trong quý 1/2013 lên 36,6 % trong quý 2/2013. Dạng mã độc Ramnit (nhận thấy trong 9,6 % máy tính tại Việt Nam trong quý 2/2012) là mối đe dọa thường được phát hiện nhất, tiếp theo là Gamarue (9,1 %) và Win32/CplLnk (9,1 %). Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia có khả năng lây nhiễm mã độc máy tính cao nhất thế giới.

C:\Users\Vy\Documents\MS\Xu hướng cho năm vị trí có tỷ lệ gặp gỡ phần mềm độc hại cao nhất trong 1H13.jpg

5 quốc gia có nguy cơ lây nhiễm mã độc cao nhất

 Trong nửa đầu năm 2013, gần 17% các máy tính chạy các bản cập nhật bảo mật thời gian thực của Microsoft từng gặp mã độc. Dù máy cài Windows 8 gặp lượng tương tự mã độc như máy cài Windows XP, nhưng những máy cài Windows XP dễ bị nhiễm mã độc tới hơn sáu lần so với Windows 8 trong thực tế.

"Các dữ liệu từ báo cáo chỉ ra rằng những phát kiến về ​​an ninh trên các hệ điều hành mới đã tạo ảnh hưởng tốt. Những hệ điều hành hiện đại như Windows 8 đang gắn liền với các công nghệ bảo mật tiên tiến, được thiết kế đặc biệt với tầm bảo mật cao hơn, khó phá hơn, phức tạp hơn, mất thời gian và tài nguyên hơn và do đó kém hấp dẫn hơn với tội phạm mạng”, Ông Tim Rains, Giám đốc trung tâm Microsoft Trustworthy Computing chia sẻ.

 Khi Windows XP dừng hỗ trợ các cập nhật bảo mật vào ngày 8/4/2014, các rủi ro an ninh liên quan đến việc tiếp tục sử dụng phần mềm lỗi thời sẽ tăng vì các tội phạm mạng sẽ tìm cách khai thác những lỗ hổng mới được phát hiện. Ví dụ, bản Windows XP SP2 hiện thời không còn nhận cập nhật nên trong hai năm nữa, khả năng dễ bị mã độc tấn công của bản Windows XP SP2 sẽ gia tăng 66% so với bản Windows XP SP3, phiên bản sẽ bị kết thúc hỗ trợ vào năm tới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bình Dương thực hiện 3 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp
    Tại tỉnh Bình Dương, thời gian qua, tất cả các lĩnh vực đang tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp với những kết quả nổi bật.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam thuộc TOP 5 quốc gia có nguy cơ lây nhiễm mã độc máy tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO