Với việc áp dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể giúp nâng mức GDP của Asean lên 1,1 tỷ USD

Thu Trang| 06/09/2018 14:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu tính theo tỷ lệ, cứ 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì có trên 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN đang gặt hái được những lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, một nghiên cứu gần đây cho biết.

BP_SG_040918_11.jpgViệc đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vào bảng tính chỉ số có thể giúp nâng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 1,13 nghìn tỉ USD vào năm 2025, nhóm tư vấn thuộc Bain&Co kết luận, ước tính GDP có thể lên tới 5,1 nghìn tỷ USD vào thời điểm đó.

Nền kinh tế kỹ thuật số hiện chiếm khoảng 7% GDP của ASEAN, tương đương với 200 tỷ USD - thấp hơn 16% so với Trung Quốc, 27% so với Châu Âu và 35% so với Hoa Kỳ.

Có thể nói, sự tăng trưởng sẽ mang lại năng suất tốt hơn, thị trường rộng lớn hơn và "mở cửa” cho một số ngành nghề như công nghệ infocomms, theo báo cáo được trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và phát hành công khai trên truyền thông.

Bain kết luận rằng việc cải tiến năng suất có thể đóng góp khoảng từ 400 đến 600 tỷ USD vào GDP của ASEAN trong bảy năm tới, trong khi việc mở rộng thị trường kỹ thuật số - cho dù thông qua tiếp cận thị trường mới, như trong thương mại điện tử hay bao gồm cả các dịch vụ tài chính phi ngân hàng - có thể giúp tăng thêm từ 300 đến 400 tỷ USD, và sự tăng trưởng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ giúp tăng thêm từ 80 tới 130 tỷ USD.

Nghiên cứu đã thăm dò 2.342 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ASEAN và chỉ ra những lợi ích vững chắc cho việc số hóa, chẳng hạn như doanh số bán hàng trung bình của các công ty bán lẻ thực hiện thương mại điện tử tăng 15% so với mức thông thường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực logistics đã đạt được mức tăng năng suất từ ​​10% đến 20%, trong khi các doanh nghiệp nông nghiệp nâng năng suất cây trồng lên từ 5% đến 15%.

Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát của Bain, chỉ có 16% các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác công nghệ kỹ thuật số và khoảng 40% báo cáo khoảng cách về kỹ năng trong lực lượng lao động. 45% còn lại “không chắc chắn” về việc công nghệ kỹ thuật số có thể là rào cản hàng đầu cho việc tăng năng năng suất hoặc doanh thu.

Sự thiếu hiểu biết mang tính khu vực này đã vượt xa những thông tin được công bố của một cuộc thăm dò mang tính địa phương thuộc Singapore được thực hiện vào tháng 08/2018, theo đó khoảng 1/5 ông chủ được hỏi nói rằng họ không biết đủ về kênh bán hàng kỹ thuật số hoặc tài nguyên số hóa để có thể áp dụng cho việc kinh doanh.

"Kỹ thuật số ở mức vĩ mô rõ ràng sẽ gây ra một số gián đoạn cho nền kinh tế, giống như bất kỳ làn sóng thay đổi nào, cũng giống như sự gia tăng của máy tính. Bạn sẽ thấy những thay đổi trong giá trị được tạo ra và cách các công ty hoạt động như thế nào, người lao động cần những kỹ năng gì"Bain Florian Hoppe, một trong những tác giả của báo cáo, tuyên bố trong một cuộc họp báo.

Bài báo cáo cho rằng các thành viên ASEAN nên kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân để tạo ra những bản đồ kỹ năng số, "tạo ra những thành quả đã đạt được như ở Singapore và Malaysia", đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Johnson Loh, nhà nghiên cứu phân tích khu vực Đông Nam Á tại Credit Suisse, trao đổi với tờ The Business Times rằng "đổi mới kỹ thuật số, đặc biệt là những cải tiến giúp làm việc an toàn hơn và tăng năng suất".

"Đặc biệt, sự ra đời của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và blockchain sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm tăng trưởng năng suất yếu và lão hóa dân số", ông nói. "Điều đó cho thấy rằng, trong viễn cảnh đa dạng về nhân khẩu học của Đông Nam Á, cách tiếp cận hài hòa về tích hợp kỹ thuật số xuyên biên giới có thể sẽ cần thiết để thu hoạch những lợi ích này".

Nhà kinh tế cấp cao của DBS, Irvin Seah, cũng đồng quan điểm rằng "kích thước không quan trọng" khi nói đến quá trình digitalisation (số hóa), và nói thêm rằng Trung Quốc là một ví dụ về cách một nền kinh tế mới nổi có thể khai thác thương mại điện tử và IoT để nhảy vọt các giai đoạn phát triển.

Các quá trình xuyên biên giới có thể là một thách thức, ông lưu ý, vì "các biên giới thực sự được xác định khá rõ" trong ASEAN bây giờ, với mỗi quốc gia có khung pháp lý riêng.

Đây là một vấn đề cũng được báo cáo của Bain đánh dấu, cho thấy 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có phản hồi về tính thách thức trong việc điều hướng các quy định kinh doanh. Trong khi đó, 57% lại cho biết quá trình hậu cần và xuất khẩu, đặc biệt là quy tắc nội địa hóa dữ liệu, mới là rào cản đối với thương mại xuyên biên giới.

Lawrence Loh, người đứng đầu nhóm ngân hàng doanh nghiệp tại United Overseas Bank, người đã gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là "xương sống của nền kinh tế địa phương", đã nhận xét với BT rằng các sáng kiến ​​kỹ thuật số trong khu vực "sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về các thị trường ASEAN khác cũng như các cơ hội trong đó".

Tiếp đó, những mô hình kinh doanh mới có thể xuất hiện với sự hội nhập lớn hơn, ông Seah của DBS nói: "Có thể có sự phối hợp, có thể có chỗ cho sự hợp tác." Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Kurt Wee chia sẻ quan điểm này, nói rằng "chúng ta đang ở giai đoạn đầu của hội nhập ASEAN" và các bộ phận của khu vực vẫn chưa thể phát triển thế mạnh thích hợp.

"Và nếu chúng ta có thể có được những điểm mạnh và sự hợp tác đó – kết hợp với các giải pháp kỹ thuật số, nền tảng kỹ thuật số, nền kinh tế kỹ thuật số để làm cho chúng hiệu quả hơn và có thể cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu - tôi hoàn toàn không có nghi ngờ rằng khu vực này sẽ thực hiện rất tốt, " ông nói.

“Tuy nhiên, mặc dù tiềm năng của khu vực ASEAN rất lớn, khả năng để phát triển hoàn toàn số hóa cũng cần tới khoảng thời gian từ 15 đến 25 năm tới."

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Với việc áp dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể giúp nâng mức GDP của Asean lên 1,1 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO