Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm tăng 52%

TH| 02/08/2017 10:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore là ba quốc gia đứng đầu thế giới về lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017.

Theo thống kê mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút được 21,93 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 52% so với năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Trong đó,  tổng vốn đăng ký mới đạt 12,92 tỷ USD từ 1.378 dự án mới được cấp phép, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm ngoái; 677 dự án đã hoạt động đã đăng ký vốn tăng thêm hơn 5,87 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2016. Các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện 2.946 giao dịch, đóng góp vốn và mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng giá trị lên tới 3,12 tỷ USD, tăng 109,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong thời gian từ tháng 01 tới tháng 7 năm 2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,05 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tính đạt 83,05 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm ngoái, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Không kể dầu thô, con số này là 81,26 tỷ USD, tăng 20%. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,35 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Trong 7 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là nơi thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên tới 10,83 tỷ USD, chiếm 49,4% trong tổng số vốn FDI đăng ký. Theo sau là ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD, chiếm 23,98% tổng vốn FDI đăng ký. Ngành khai thác mỏ đứng thứ ba với 1,28 tỷ USD, chiếm 5,86% tổng vốn FDI.

Trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 5,62 tỷ USD, chiếm 25,63% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,46 tỷ USD, chiếm 24,92% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,8 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư.

Trong 7 tháng đầu năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó với dự án điện hơn 2,7 tỷ USD. Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư mà tỉnh nàyi thu hút được lên tới 3,06 tỷ USD vốn FDI, chiếm 15,9% trong tổng số FDI đổ vào 60 tỉnh, thành phố. Bắc Ninh đứng thứ hai với 2,95 tỷ USD, hay 13,48%  tổng số FDI. Bắc Giang đã cấp giấy phép đầu tư cho dự án mở rộng của Samsung Display Việt Nam với số vốn lên tới 2,5 tỷ USD. Nam Định đứng ở vị trí thứ 3 với 2,2 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn FDI. Theo ước tính, khoảng 2,07 tỷ USD sẽ được đầu tư vào nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, dự án đầu tư lớn nhất ở Nam Định từ trước tới nay.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bình Thuận đề nghị hỗ trợ chuyển đổi số tại Mũi Né
    Lĩnh vực du lịch là một thế mạnh của tỉnh Bình Thuận và được xác định là một trong các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, CĐS trong lĩnh vực du lịch của Bình Thuận bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng nhất định.
  • Triển vọng khởi nghiệp tại Đông Nam Á: tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững
    Trong năm 2024, các startup Đông Nam Á được cho là sẽ đa dạng hóa việc thu hút đầu tư thông qua huy động vốn từ cộng đồng và đầu tư xuyên biên giới. Mục tiêu sẽ là tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm tăng 52%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO