Hiện nay, ASEAN là thị trường lớn thứ 7 và có lực lượng lao động đông thứ 3 thế giới. GDP của cả khu vực này đã đạt hơn 2,8 nghìn tỷ USD và đứng thứ 6 trên thế giới.
Nền kinh tế số rất quan trọng cho sự tăng trưởng tiếp tục của ASEAN
Tuy nhiên, nếu ASEAN muốn tiếp tục phát triển thịnh vượng trong nửa thế kỷ tới, thì khu vực này cần phải tìm cách để đột phá số và phát triển dựa vào các cơ hội to lớn mà công nghệ có thể mang lại. ASEAN hiện nay là thị trường Internet phát triển nhanh nhất trên thế giới và một báo cáo gần đây cho thấy người dùng mạng Internet của khu vực này sẽ tăng thêm 124.000 người sử dụng mới mỗi ngày. Tốc độ gia tăng này được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới. Theo đó, giá trị mang lại từ các công nghệ số, thông minh trong khu vực có thể đạt tới 625 tỷ USD vào năm 2030.
Internet di động, dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT), tự động hóa sẽ là một số trong số các công nghệ đột phá và phù hợp nhất với tương lai của châu Á. Giá trị của các công nghệ này không chỉ nằm ở chỗ hỗ trợ các tổ chức cải thiện hiệu suất hoạt động mà còn hỗ trợ các tổ chức sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.
Kết nối mạng sẽ rất quan trọng cho nền kinh tế số ASEAN
Để duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế số của khu vực, các doanh nghiệp và chính phủ các nước trong ASEAN sẽ cần phải nắm bắt và tối đa hóa hiệu quả giá trị của công nghệ. Để đạt được điều này, các nước sẽ cần phải ưu tiên xây dựng hạ tầng có thể mang lại kết nối phổ cập để tối đa khả năng truy cập mạng.
Kết nối mạng là lớp nền tảng cho nền kinh tế số khi thúc đẩy truy cập Internet cho mọi người cũng như tạo ra dữ liệu, phân tích và truyền tải các dịch vụ số như các ứng dụng IoT. Trong một thế giới nơi mà số các thiết bị kết nối gia tăng nhanh chóng, theo đó, việc kết nối liên tục sẽ trở nên quan trọng.
Khi các quốc gia ASEAN đang xây dựng hạ tầng lõi cho kết nối của khu vực, các quốc gia sẽ không chỉ cần bảo đảm cho hạ tầng này có thể đáp ứng được khối lượng và tốc độ dữ liệu sẽ được tạo ra trong một nền kinh tế số đang phát triển, các quốc gia sẽ cần phát triển một loạt các ứng dụng, thiết bị và các lựa chọn kết nối.
WiFi công cộng là điểm khởi đầu cho các thành phố thông minh và các nền kinh tế số ở ASEAN
Khi sự thâm nhập của băng rộng và di động tiếp tục gia tăng ở các nước khác nhau, thì việc hình thành một mạng lõi ổn định cho một nền kinh tế số, thông minh hỗ trợ vô số công nghệ mới ở ASEAN. Đặc biệt việc truy cập thông tin gia tăng đang thúc đẩy phân tích dữ liệu lớn và cho phép nhiều khả năng ứng dụng khác nhau cho IoT. Điều này sẽ cần một loạt các lựa chọn kết nối trên diện rộng trong đó có các công nghệ không dây WiFi, ZigBee, Bluetooth Low Energy (BLE), LORA và nhiều lựa chọn công nghệ khác. Mỗi công nghệ trong số những công nghệ không dây này có những ưu điểm và sự phức tạp riêng có thể khiến những người ra quyết định ở ASEAN làm chậm việc lập kế hoạch thành phố thông minh và nền kinh tế số cho đến khi có một lựa chọn lý tưởng có thể được quyết định.
Tuy nhiên, dù các lựa chọn kết nối nào được lựa chọn, để tự động hóa bất cứ quy trình nào và việc truyền thông tin, xóa khoảng cách số, thiết lập và duy trì các mạng lưới là bước đi quan trọng đầu tiên. Một khởi đầu lớn cho các thành phố sẽ phải là triển khai WiFi công cộng quy mô và tin cậy.
WiFi công cộng là kết nối không dây được một thành phố hay một tổ chức công đứng ra đảm nhiệm cung cấp - chẳng hạn như một sân bay, một thư viện, một công ty khai thác tàu hỏa hay nhà cung cấp dịch vụ cho công chúng. WiFi cũng là một cách tuyệt vời để tạo ra một cộng đồng sôi động hơn và cũng để kết nối các công dân, các doanh nghiệp, khách du lịch. Nhưng các lợi ích của WiFi không dừng lại ở đây. Một khi hạ tầng WiFi được triển khai, thì hạ tầng này có thể được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng thành phố thông minh như video IP, kiểm soát lưu lượng và điểm đỗ xe, chất lượng không khí và nhiều công việc khác... Dữ liệu lớn từ các ứng dụng có thể mang đến những thông tin chi tiết về cách thức người dân đi lại trong thành phố và các thông tin này hữu ích cho việc quy hoạch phát triển trong tương lai của một thành phố.
Thành tựu của công nghệ WiFi trong nhiều năm qua đã thúc đẩy nhiều cơ quan quản lý thành phố tìm kiếm các cách thức để hoàn thiện việc phủ sóng WiFi cho toàn bộ thành phố. Ở Paris, bằng việc tăng cường phủ sóng WiFi, công ty JC Decaux đã sử dụng quảng cáo số như là một cách thức để thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch. Việc phủ sóng WiFi cũng đã cho phép các quảng cáo và các thông tin địa phương bằng nhiều ngôn ngữ được quảng bá đến khách du lịch.
Kota Kinabalu, thủ phủ của bang Sabah, Malaysia gần đây đã công bố KK City wifi, một sáng kiến thành phố thành phố WiFi không dây và miễn phí đầu tiên của nước này. Chương trình này là bước đi quan trọng trong tham vọng của bang Sabah, để trở thành trung tâm số của Malaysia, và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế số và tạo một nền tảng cho các sáng kiến chính quyền điện tử.
Các công nghệ WiFi thông minh cần thiết để giải quyết các thách thức hiện nay
Mặc dù WiFi được xem như là một lựa chọn kết nối cơ bản đối với nhiều tổ chức và quốc gia, tuy nhiên, mạng WiFi vẫn chưa được triển khai nhiều để đáp ứng các nhu cầu sử dụng dữ liệu và các thiết bị muốn kết nối mạng đang gia tăng theo cấp số nhân. Nhiều người dùng smartphone hiện nay kỳ vọng WiFi luôn sẵn sàng, tin cậy và nhanh chóng, nếu họ không thấy ấn tượng với trải nghiệm kết nối họ có, họ có thể không trở lại một địa điểm, nhà bán lẻ, khách sạn nào đó họ từng ghé qua và cuối cùng làm giảm doanh thu.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều tổ chức đã nỗ lực phủ sóng bằng giải pháp cung cấp nhiều điểm truy cập (Access Point - AP) để tăng cường kết nối mạng cho người sử dụng. Tuy nhiên, điều này tao ra nhiễu từ việc sóng chồng sóng làm ảnh hưởng đến hiệu suất và làm chậm lại sự phát triển.
Thay bằng việc tăng cường nhiều AP, các tổ chức cần triển khai công nghệ thông minh mà có thể điều khiển sóng WiFi tới người cần. Ví dụ, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ có thể tìm kiếm các giải pháp WiFi với công nghệ anten thông minh, tăng cường cho sóng mạnh mẽ, như hệ thống BeamFlex. Các giải pháp WiFi tiến tiến sẽ “hiểu” môi trường, nguồn nhiễu của môi trường đó, bao gồm vùng lõm sóng, nhiều thiết bị liên lạc khác nhau, các vấn đề về hiệu suất mạng… Tiếp theo, giải pháp chọn phần anten tối ưu cho từng thiết bị liên lạc theo thời gian thực, trong khi chủ động tránh nhiễu, giảm thiểu nhiễu tới các mạng, thiết bị gần đó. Điều này tạo ra tốc độ lớn hơn, lỗi ít hơn, và việc chuyển phát độ rộng băng thông tức thời, trong khi tối đa hóa việc phủ sóng, thông lượng và công suất mạng.
Có thể nói, kết nối WiFi sẽ là một phần quan trọng cho tương lai số của ASEAN, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cần được giải quyết trong bối cảnh triển khai WiFi hiện nay. Trước khi công nghệ này có thể trở thành cốt lõi của nền kinh tế số thông minh của khu vực, các quốc gia và thậm chí các doanh nghiệp cần phải triển khai các giải pháp WiFi thông minh có thể giải quyết khối lượng và tốc độ dữ liệu gia tăng, đồng thời đáp ứng nhiều loại thiết bị. Điều này sẽ cho phép các tổ chức có được doanh thu từ dữ liệu được tạo ra từ nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng của ASEAN và dân số đam mê công nghệ để thực hiện các quyết định thông minh hơn, tăng cường các hiệu suất cũng như sáng tạo các dịch vụ, mô hình kinh doanh và thậm chí các ngành mới trong tương lai.