Xu thế video trực tuyến năm 2020

TH| 05/12/2020 16:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Báo cáo của Limelight cho thấy tình xu hướng xem Video trực tuyến 2020 của người dùng trên toàn thế giới qua việc khảo sát thói quen và thu được 5.000 phản hồi của người tiêu dùng ở các quốc gia như: Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Anh, và Hoa Kỳ, từ 18 tuổi trở lên.

Kết quả cho thấy thời gian xem video trực tuyến của người dùng toàn cầu đang tăng lên. Báo cáo đưa ra những kết luận sau:

• Video trực tuyến tiếp tục phát triển nhanh chóng và phổ biến hơn so với truyền hình truyền thống. Trung bình, người xem dành gần tám giờ (bảy giờ, 55 phút) mỗi tuần để xem các nội dung khác nhau. Thời gian xem trung bình đã tăng đáng kể trong năm nay là 7,91 giờ, tăng 16% so với của năm 2019 (6,8 giờ) và tăng 85 % so với năm 2016 (4,28 giờ).

• Xu hướng xem video trực tuyến đã tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó đặc biệt tăng nhanh nhất ở những người lớn trên 46 tuổi.

• Thời gian xem các chương trình truyền hình được phát trên video trực tuyến là nội dung phổ biến nhất, trung bình được xem 4,6 giờ một tuần trên toàn cầu, tăng 48%, tiếp đó là thể loại phim với trung bình 4,5 giờ mỗi tuần, tăng 22%. (trước đó trung bình các chương trình truyền hình là 3,1 giờ và phim là 3,7 giờ mỗi tuần).

• Thời gian xem các nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như clip, video mà cá nhân đăng cũng đã có mức tăng đáng kể, gấp đôi so với năm trước lên đến bốn giờ/1 tuần. Khi người dùng được hỏi họ sử dụng nền tảng video nào nhiều nhất để xem nội dung do người dùng tạo, 65% trả lời bằng YouTube, xếp sau là Facebook.

• Các dịch vụ Video đăng ký theo yêu cầu – Subscription Video On Demand (SVOD) - vẫn tiếp tục, tăng 50% so với năm 2018. Tỷ lệ cao nhất là ở Hoa Kỳ, trung bình 1 người dùng đăng ký hơn 2 dịch vụ, thấp nhất là ở Nhật Bản, 0,82 dịch vụ.

• Theo thống kê trong 6 tháng qua, gần một nửa số người trên toàn cầu (47%) đã bắt đầu đăng ký sử dụng các dịch vụ phát video trực tuyến. Khi được hỏi lý do, 40% người cho biết họ muốn dành nhiều thời gian ở nhà nhiều hơn.

• Giá cả và nội dung là 2 yếu tố chính để ký kết hoặc hủy dịch vụ. Theo báo cáo khảo sát, khoảng 47% người tiêu dùng toàn cầu cho được biết giá cả là lý do chính khiến họ hủy dịch vụ SVOD. Phần lớn còn lại là thiếu nội dung hấp dẫn họ muốn xem 53%.

• Chất lượng phát video là điều kỳ vọng cao nhất đối với những người xem trẻ tuổi. 44% người dùng cho biết không hài lòng khi xem video bị dừng hoặc đợi phát lại. Người xem mong muốn được trải nghiệm video trực tuyến với chất lượng cao hơn.

• Vấn đề về độ trễ. Báo cáo cho biết 64% người dùng cho biết sẽ xem thích các sự kiện trực tiếp trên trực tuyến hơn nếu việc phát sóng không bị ngắt quãng.

• Hơn 1/3 số người (37%) chia sẻ thông tin đăng nhập tài khoản phát trực tuyến cho các dịch vụ SVOD.

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ số người chia sẻ ít hơn.

• Các nền tảng cung cấp nội dung nổi tiếng như Netflix và Amazon Prime đã có sự vượt xa về cung cấp nội dung thể thao, tăng hơn gấp đôi số giờ xem trung bình hàng tuần.

Kết quả khảo sát năm 2020

Trên toàn cầu, người xem dành gần 8 giờ/1 tuần (7 giờ, 55 phút) để xem các nội dung video trực tuyến. Thời gian xem trung bình đã tăng đáng kể mỗi năm, tăng 16% so với năm 2019 (6,8 giờ/1 tuần) và tăng 85% so năm 2016 (4h16’mỗi tuần).

Thời gian xem trung bình

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 1.

Hình 1: Tổng số giờ nội dung video xem trực tuyến mỗi tuần?

39 % người xem sử dụng thời gian từ 1 – 4 giờ và 43 % xem hơn 7 giờ mỗi tuần.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 2.

Hình 2: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trực tuyến mỗi tuần?

Ấn Độ là quốc gia có số lượng người xem video trực tuyến nhiều nhất mỗi tuần với thời lượng trung bình là 10h 54’, sau đó là . Trong năm 2019, Nhật Bản có lượng người xem tăng mạnh nhất, hơn 50%. Và hai quốc gia có số lượng giảm là Ý và Hàn Quốc.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 3.

Hình 3: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trực tuyến mỗi tuần?

Tỷ lệ người xem video trực tuyến hơn 4 giờ mỗi tuần tăng từ 53% vào năm 2019 lên 61% vào năm 2020.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 4.

Hình 4: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trực tuyến mỗi tuần?

Mức độ sử dụng video trực tuyến đã tăng ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng điều đặc biệt là tuổi càng cao thì mức độ tăng càng nhiều. Thống kê cho thấy nhóm người ở độ tuổi 61-99 đặt tăng 42% còn nhóm người từ 46 – 60 tuổi chỉ tăng 21%.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 5.

Hình 5: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trực tuyến mỗi tuần?


Xem Video truyền hình

Đối với các phương tiện truyền hình, cáp, vệ tinh, lần đầu tiên, mức độ sử dụng video trực tuyến hiện vượt quá mức xem truyền thống, lượng tăng mạnh nhất phải kể đến Ấn Độ và . Các khu vực có xu hướng sử dụng ngang nhau là Anh, Đức, Hàn Quốc, Italia và Nhật Bản.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 6.

Hình 6: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trực tuyến mỗi tuần?

Hoa Kỳ có mức độ xem truyền hình truyền thống cao nhất với 8h 55’/1tuần. lại là quốc gia tỷ lệ người xem video trực tuyến mà không xem truyền hình cao nhất là 18%.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 7.

Hình 7: Tổng số giờ nội dung video bạn xem trên truyền hình truyền hình, cáp hoặc vệ tinh mỗi tuần?

Số lượng khán giả lớn tuổi xem truyền hình truyền thống nhiều hơn những người trẻ tuổi, với những người từ 61 tuổi trở lên xem ít nhất hơn 1giờ/1 tuần so với độ tuổi 18-35.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 8.

Hình 8: Bạn xem tổng số giờ nội dung video trên truyền hình phát sóng, truyền hình cáp hoặc vệ tinh mỗi tuần?

Theo khảo sát những người trên 45 tuổi xem nhiều chương trình truyền hình hơn, trong khi những người dưới 45 tuổi lại thích xem video trực tuyến hơn.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 9.

Hình 9: Bạn xem tổng số giờ nội dung video trên truyền hình phát sóng, truyền hình cáp hoặc vệ tinh mỗi tuần?

Chương trình truyền hình và phim là những nội dung phổ biến được ưa thích nhất

Các chương trình truyền hình là thể loại nội dung video trực tuyến phổ biến nhất, sau đó là phim. Video trực tuyến phổ biến thứ ba là nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như video trên mạng xã hội, đã có một bước nhảy vọt đáng kể trong năm nay.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 10.

Hình 10: Bạn dành bao nhiêu thời gian xem video trực tuyến tính theo giờ để xem các loại nội dung sau đây mỗi tuần? 8

Phim là nội dung được xem phổ biến nhất ở Pháp, Ý, Ấn Độ và . Đức và thích các nội dung mang tính xã hội do người dùng tạo ra. Các chương trình truyền hình phổ biến nhất ở Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ được sản xuất chuyên nghiệp trên các trang mạng xã hội và nội dung do người dùng tạo có lượng người xem cao nhất ở Ấn Độ và .

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 11.

Hình 11: Thời gian xem video trực tuyến của bạn được dành bao nhiêu giờ để xem các loại nội dung sau đây mỗi tuần?


Người dùng Nhật Bản và Hàn Quốc ít sử dụng video trực tuyến để làm phương tiện liên lạc trong khi những người Ấn Độ và sử dụng rất thường xuyên.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 12.

Hình 12: Bao nhiêu thời gian xem video trực tuyến của bạn dành cho trò chuyện / hội nghị truyền hình trực tuyến (chẳng hạn như Zoom, MS Teams, Facetime) mỗi tuần?


Thời gian học với video trực tuyến ở các quốc gia rất khác nhau. Số lượng người Nhật Bản sử dụng là 20%, trong khi số lượng ngưới Ấn Độ và Indonesia dành thời gian học trực tuyến là 80%.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 13.

Hình 13: Bạn dành bao nhiêu thời gian xem video trực tuyến cho việc học trực tuyến mỗi tuần?

Sở thích nội dung video trực tuyến thay đổi đáng kể theo độ tuổi. Những người 18-25 dành nhiều thời gian hơn để xem người khác chơi trò chơi điện tử, trò chuyện trực tuyến, học tập và truyền thông xã hội hơn các nhóm tuổi khác. Những người trên 60 tuổi xem nhiều tin tức hơn và dành khoảng thời gian xem thể thao như những người dưới 46 tuổi. Những người được hỏi trong độ tuổi 18-35 xem tin tức ít nhất.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 14.

Hình 14: Thời gian xem video trực tuyến của bạn được dành bao nhiêu giờ để xem các loại nội dung ?

Trung bình, nam giới xem thể thao nhiều hơn 1giờ và các game điện tử trong 36 phút. Phụ nữ chỉ dành trung bình hơn 24 phút để xem các chương trình truyền hình và nội dung do người dùng tạo trên các mạng xã hội.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 15.

Hình 15: Bạn đã dành bao nhiêu thời gian xem video trực tuyến để xem các loại nội dung sau?

Số lượng người đăng ký dịch vụ video theo yêu cầu (SVOD) tăng 50% so với năm 2018.

Sự phổ biến của các dịch vụ đăng ký video theo yêu cầu (SVOD) vẫn tiếp tục phát triển (tăng 50% so với 2018). Tỷ lệ cao nhất là ở Hoa Kỳ, nơi mỗi người đăng ký trung bình hơn 2 đã dịch vụ. Tỷ lệ thấp nhất là ở Nhật Bản, mỗi người đăng ký 0,8 dịch vụ.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 16.

Hình 16: Bạn hiện đang đăng ký bao nhiêu dịch vụ phát video trực tuyến trả phí (tức là Netflix, Amazon Prime, v.v.)? (theo quốc gia)

Người xem trong độ tuổi từ 18-45 có tỷ lệ đăng ký dịch vụ SVOD nhiều hơn những người xem lớn tuổi.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 17.

Hình 17: Có bao nhiêu dịch vụ video trực tuyến trả phí (tức là, Netflix, Amazon Prime, v.v.) hiện tại bạn có đăng ký không? (theo độ tuổi)

Gần 1/2 người xem toàn cầu đăng ký các dịch vụ xem video trực tuyến trong nửa đầu năm 2020.

Gần một nửa số người trên toàn cầu đã đăng ký các dịch vụ phát trực tuyến trong sáu tháng qua. Hơn 53% là người Pháp, đây là mức cao nhất trong số các quốc gia châu Âu được khảo sát.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 18.

Hình 18: Bạn có đăng ký dịch vụ phát trực tuyến mới trong sáu tháng qua không?

Những người trẻ tuổi có xu hướng sử dụng các dịch vụ phát trực tuyến mới hơn xem những dịch vụ cũ.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 19.


Hình 19: Bạn có đăng ký dịch vụ phát trực tuyến mới trong sáu tháng qua không?

Thời gian ở nhà nhiều hơn là nguyên nhân để đăng ký các dịch vụ truyền hình mới

Trên toàn cầu, COVID-19 đã khiến mọi người đăng ký dịch vụ phát trực tuyến mới nhiều hơn khi thực hiện cách ly ở nhà. Sự phong phú của nội dung là lý do hấp dẫn tiếp theo. Hàn Quốc là ngoại lệ duy nhất - tính khả dụng nội dung mà mọi người muốn xem là lý do chính cho việc đăng ký dịch vụ trực tuyến.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 20.

Hình 20: Tại sao bạn đăng ký một dịch vụ phát trực tuyến mới?

Những người trên 60 tuổi cho rằng dành nhiều thời gian hơn ở nhà do COVID-19 là lý do chính để đăng ký dịch vụ phát trực tuyến mới nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 21.


Hình 21: Tại sao bạn đăng ký một dịch vụ phát trực tuyến mới?

Giá cả là lý do chính cho việc hủy đăng ký dịch vụ video trực tuyến

Giá vẫn là lý do chính để hủy dịch vụ phát trực tuyến. Tuy nhiên, con số này thấp hơn 8% so với năm 2018, có lẽ do thời gian ở nhà tăng và lượt xem tăng lên. Việc thiếu các nội dung hấp dẫn cũng làm tăng tỷ lệ hủy đăng ký từ 25% năm 2019 lên 30% năm 2020.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 22.

Hình 22: Điều nào sau đây có nhiều khả năng khiến bạn hủy đăng ký của bạn cho một dịch vụ phát trực tuyến?

Giá và nội dung nhất quán giữa các nhóm tuổi là lý do hàng đầu để hủy đăng ký.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 23.

Hình 23: Điều nào sau đây có nhiều khả năng khiến bạn hủy đăng ký dịch vụ phát trực tuyến.

Mặc dù sự nhạy cảm về giá là lý do chính để hủy đăng ký video trực tuyến, nhưng xu hướng này đã giảm từ 55% năm 2018 xuống 47% trong năm nay.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 24.


Hình 24: Điều nào sau đây có nhiều khả năng khiến bạn hủy đăng ký của bạn cho một dịch vụ phát trực tuyến?


Phải tải lại các video là lý do khiến người dùng khó chịu nhất.

Tải lại các video (khi video tạm dừng, phải tải lại để chạy tiếp) vẫn điều khó chịu nhất khi xem trực tuyến đang. 44% người tiêu dùng toàn cầu cho rằng đây là vấn đề chính làm họ không hài lòng.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 25.

Hình 25: Điều khó chịu nhất của việc xem video trực tuyến là gì?

Người tiêu dùng lớn tuổi có khả năng từ chối nhiều hơn người tiêu dùng trẻ tuổi.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 26.

Hình 26: Điều khó chịu nhất của việc xem video trực tuyến là gì?

Thời gian xem liên tục mỗi lần trung bình là 2,5 giờ

Việc xem say sưa tiếp tục phổ biến. Người xem cho biết họ đã xem các chương trình trong 2h30’. 30% xem mỗi lần từ 3 giờ trở lên. Thời gian xem liên lục lâu nhất ở Hoa Kỳ trung bình mỗi lần xem là 2h54’.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 27.

Hình 27: Bạn thường dành bao lâu để ngồi xem một loạt phim trực tuyến ?

Lượt xem liên tục cao nhất ở những người xem trẻ tuổi, trong độ tuổi từ 18-35 là hơn 3h, trong khi những người trên 60 tuổi chỉ xem dưới 2 giờ.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 28.

Hình 28: Bạn thường dành bao lâu để ngồi xem một loạt phim trực tuyến ?

Người xem sẽ chọn các chương trình trực tiếp trên nền tảng trực tuyến nếu không bị chậm hơn so với truyền hình. Các trường hợp ngoại lệ là những người ở Đức và Nhật Bản.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 29.

Hình 29: Bạn có nhiều khả năng phát trực tuyến một sự kiện trực tiếp hơn nếu bạn biết sự kiện đó không bị trì hoãn so với chương trình truyền hình không?

Người xem dưới 46 tuổi lo ngại về độ trễ của video trực tiếp hơn những người trên 60 tuổi.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 30.

Hình 30: Bạn có nhiều khả năng phát trực tuyến sự kiện trực tiếp hơn nếu bạn biết nó không bị trì hoãn từ chương trình truyền hình?

Hơn 1/3 người dùng toàn cầu chia sẻ thông tin đăng nhập tài khoản trên các nền tảng trực tuyến.

Chia sẻ thông tin đăng nhập phổ biến nhất ở Indonesia, Ấn Độ và Pháp. Ít chia sẻ hơn là những người dùng ở Nhật Bản. 84% người dân nước này tuyên bố họ

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 31.

Hinh 31: Bạn đã bao giờ chia sẻ thông tin đăng nhập tài khoản phát trực tuyến của mình với người khác hoặc sử dụng thông tin đăng nhập của người khác chưa?

Chia sẻ thông tin tài khoản phổ biến hơn ở người trẻ và sự chênh lệch ngày càng tăng theo độ tuổi.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 32.

Hình 32: Bạn đã từng chia sẻ về tài khoản đăng nhập của mình cho người khác hoặc ngược lại? 

Youtube thống trị video do người dùng tạo nên

YouTube thống trị việc xem video do người dùng tạo với 65% dành phần lớn thời gian của họ trên nền tảng đó trên toàn cầu. Á quân là Facebook bị bỏ xa với 16%.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 33.

Hình 33: Bạn dành nhiều thời gian nhất để xem video do người dùng tạo trên nền tảng video nào sau đây?

Phụ nữ xem nhiều video hơn trên các nền tảng mạng xã hội ngoài YouTube so với nam giới.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 34.

Hình 34: Bạn dành nhiều thời gian nhất để xem video do người dùng tạo trên nền tảng video nào sau đây?

Các nhà cung cấp nội dung là nền tảng phổ biến

Các nền tảng cung cấp nội dung nổi tiếng như Netflix và Amazon Prime đã có sự vượt xa về nội dung thể thao, tăng hơn gấp đôi số giờ xem trung bình hàng tuần. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất mà truyền hình trực tiếp phổ biến hơn các nền tảng trực tuyến.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 35.

Hình35: Bạn dành bao nhiêu giờ mỗi tuần cho mỗi loại nền tảng phát trực tuyến sau đây?

Số giờ xem trung bình hàng tuần trên tất cả các nền tảng thường có xu hướng giảm đối với những người từ 46-60 tuổi.

Xu thế video trực tuyến năm 2020 - Ảnh 36.

Hình 36: Bạn giành bao nhiêu giờ mỗi tuần cho mỗi nền tảng phát trực tuyến?

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Những phản hồi của người tiêu dùng đối với khảo sát này cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng sử dụng video trực tuyến đang thay đổi thói quen người dùng toàn cầu trong suốt năm 2020 khi chúng phù hợp với thực tế cuộc sống trong thời kỳ đại dịch. Nghiên cứu đã cho thấy những dữ liệu hữu ích thông qua các biểu đồ và đồ thị. Các thống kê các kết luận và đề xuất tập trung vào các khí cạnh chính là : quy mô - chất lượng - nội dung - giá cả và độ trễ.

TỈ LỆ

Sự phổ biến ngày càng tăng của video trực tuyến có thể được nhìn thấy trên nhiều khía cạnh. Số giờ trung bình người xem sử dụng hàng tuần đã tăng 85% kể từ năm 2016. Các chương trình phim nhiều tập vẫn có sự hấp dẫn với người xem. Sự gia tăng số giờ của người xem hàng tuần đã tạo ra nhiều nhu cầu hơn về nhiều nội dung, điều này được hỗ trợ số lượng đăng ký ngày một cao hơn. Để bắt kịp với sự gia tăng toàn cầu về số lượng sử dụng video trực tuyến, ngày nay, các nhà cung cấp nội dung cần một cơ sở hạ tầng phân phối video có thể hỗ trợ lưu lượng truy cập và điều đó đang mở rộng để bắt kịp với sự tăng trưởng trong tương lai. Bạn cần một Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network –CDN) toàn cầu có đủ dung lượng để phân phối video của bạn đến khán giả trên khắp địa cầu.

CHẤT LƯỢNG

Ngay cả khi nhu cầu về video trực tuyến tăng lên, kỳ vọng của người xem về trải nghiệm xem chất lượng cao vẫn còn. Phản hồi chậm (khi video tạm dừng trong khi phát lại, tải lại) và hình ảnh chất lượng kém, là những thất vọng được trích dẫn nhiều nhất từ người tiêu dùng. Giải pháp cho trải nghiệm trực tuyến tốt nhất là phải trở nên chuyên nghiệp hơn trong phân phối video.

NỘI DUNG / GIÁ

Một trong những lý do chính khiến người tiêu dùng tăng đăng ký video trực tuyến là có quyền truy cập vào tất cả nội dung họ muốn xem. Một phần của việc tăng lượng đăng ký có thể là do các dịch vụ mới cung cấp các bản dùng thử miễn phí trong thời gian giới hạn. Điều gì xảy ra khi hết thời gian dùng thử miễn phí sẽ phụ thuộc vào nội dung, giá cả và chất lượng có sẵn trên mỗi dịch vụ cũng như mong muốn, trải nghiệm người xem – Đó là những điều quan trọng nhất quyết định việc giữ dịch vụ lâu dài hơn cũng như các cơ hội để khác biệt hóa dịch vụ của bạn.

Giảm độ trễ ở các chương trình trực tiếp

Giảm thời gian chờ của video trực tiếp là một cách quan trọng để thu hút người xem đến với nội dung trực tiếp của bạn, bằng cách này cuộc khảo sát chỉ ra rằng 2/3 người tiêu dùng toàn cầu sẽ có nhiều khả năng xem các sự kiện trực tiếp hơn nếu không bị trì hoãn. Không chỉ là sự chậm trễ, việc giảm độ trễ mở ra cánh cửa giúp bạn có thể cung cấp tính tương tác mới như cá cược thể thao, cờ bạc trực tuyến, đấu giá trực tuyến và nhiều trải nghiệm mới khác cơ hội kinh doanh, trong sự kiện đó. Để làm điều này, bạn cần một CDN có độ trễ thấp.

TÌM HIỂU THÊM

CDN của Limelight được cấu trúc để cung cấp video trực tuyến với quy mô, chất lượng trải nghiệm và cần có độ trễ thấp để vượt trội trong môi trường video trực tuyến ngày nay. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập: https://www.limelight.com/products/video-delivery.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi một công ty bên thứ ba có quyền truy cập vào nhóm người tiêu dùng ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ 500 câu trả lời đã được thu thập từ mỗi quốc gia với tổng số 5.000 phản hồi toàn cầu. Các câu trả lời khảo sát được thu thập giữa 1-12 tháng 8 năm 2020.

GIỚI THIỆU MẠNG LIMELIGHT

Limelight Networks Inc, (NASDAQ: LLNW), nhà cung cấp hàng đầu về phân phối nội dung kỹ thuật số, video, đám mây bảo mật và các dịch vụ điện toán tiên tiến, cho phép khách hàng cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số đặc biệt. Nền tảng dịch vụ tiên tiến của Limelight bao gồm sự kết hợp độc đáo của cơ sở hạ tầng tư nhân toàn cầu, phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ chuyên gia cho phép quy trình làm việc hiện tại và tương lai.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập

www.limelight.com, theo dõi chúng tôi trên Twitter, Facebook và LinkedIn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Xu thế video trực tuyến năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO