Liênminh châu Âu (EU) là một khu vực kinh tế đa dạng với 27 quốc gia thành viên đãtrở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Kimngạch xuất khẩu vào châu Âu (chủ yếu là EU) từ 5,621 tỷ USD năm 2005 tăng gần 3lần lên 15,446 tỷ USD trong năm 2010. EU luôn chiếm khoảng 18% thị phần xuất khẩucủa Việt Nam. Do đó theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam– EU (EVFTA)sẽ mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, đặcbiệt là về xuất khẩu.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối vớikhoảng 85,6% số dòng thuế. Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2%số dòng thuế. Đối với các hàng hóa còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạchthuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
ViệtNam sẽ hạ thấp thuế quan của mình và sẽ được hưởng lợi từ việc nhập khẩu vớigiá rẻ hơn đối với công nghệ và nguyên liệu chất lượng từ châu Âu. Mặt khác,FTA cũng sẽ tạo ra xu hướng dịch chuyển xuất khẩu của EU khi các nước EU sẽ xuấtkhẩu các dịch vụ chất lượng cao sang Việt Nam từ đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽtrở nên có khả năng cạnh tranh hơn trong dài hạn.
Ngoài ra, EU dành cho Việt Nam cam kết trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ và đầu tư cao hơn trong WTO và tương đương mức cao nhất trong cácFTA gần đây của EU. Việt Nam dành cho EU cam kết trong lĩnh vực thương mại dịchvụ và đầu tư cao hơn trong WTO và ít nhất là ngang bằng mức mở cửa cao nhất màViệt Nam dành cho các đối tác đàm phán FTA hiện tại, gồm cả TPP.Điều này sẽ giúp EU cũng tăng cường đầu tư tại Việt Nam, nhằm tận dụng những lợithế đầu tư tại khu vực này.
Tuy nhiên, việc ký kếtFTA cũng sẽ tạo ra những thách thức cho Việt Nam nhưng đó là những thách thứccó lợi, thúc đẩy Việt Nam thay đổi thể chế theo hướng hoàn thiện hơn, tái cấutrúc lại nền kinh tế thích hợp hơn với xu hướng mới đồng thời cũng buộc doanhnghiệp phải đổi mới hoạt động, thay đổi tư duy và hành động một cách tích cực.