Triệt phá nhóm dụ người dùng Facebook nhấn link giả lừa đảo 46 tỷ đồng

Mai Trang| 21/10/2020 14:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản Facebook của người bị hại, đối tượng thay đổi mật khẩu, xóa thông tin xác thực của bị hại, khai thác mối quan hệ của bị hại với các tài khoản Facebook khác.

Khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản Facebook của người bị hại, đối tượng thay đổi mật khẩu, xóa thông tin xác thực của bị hại, khai thác mối quan hệ của bị hại với các tài khoản Facebook khác.

Triệt phá nhóm dụ người dùng Facebook nhấn link giả lừa đảo 46 tỷ đồng - Ảnh 1.

Lấy lời khai của nhóm đối tượng lừa đảo. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 20/10, thông tin từ Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã phối hợp với Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã phá thành công chuyên án lớn, bắt giữ 3 đối tượng lừa đảo công nghệ cao với thủ đoạn hết sức tinh vi, chiếm đoạt 46 tỷ đồng.

Nhóm đối tượng bị bắt gồm Lê Minh Hướng (sinh năm 2000), Hoàng Như Linh (sinh năm 1988), Đoàn Quang Đăng (sinh năm 1993) cùng trú tại tỉnh Quảng Trị. Hành vi của các đối tượng này có dấu hiệu của tội "Sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản."

Theo kết quả điều tra ban đầu, tháng 10/2019, đối tượng Lê Minh Hướng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của những người sử dụng Facebook.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Hướng đã mua một đường dẫn có tên http://biettaitihon1202.wixsite.com và thiết kế giao diện website tương tự chương trình truyền hình VTV3 có tên "Biệt tài tí hon" và một số chương trình đã phát sóng đồng thời thiết kế phần đăng nhập thông tin tài khoản Facebook gồm ô đăng nhập và mật khẩu.

Đối tượng Hướng chọn các chương trình có lượng người xem lớn và có tiếng trong truyền thông để người dùng mạng xã hội dễ dàng tin tưởng, nhập thông tin tài khoản của mình.

Khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản Facebook của người bị hại, đối tượng thay đổi mật khẩu, xóa các thông tin xác thực của bị hại, khai thác mối quan hệ của bị hại với các tài khoản Facebook khác.

Sau đó, đối tượng dùng các tài khoản Facebook chiếm đoạt được để nhắn tin mượn nhằm chiếm đoạt tiền.

Đối tượng Lê Minh Hướng khai nhận liên hệ một tài khoản Facebook tên "B.T.N" rồi đề nghị cung cấp các tài khoản ngân hàng ảo với mục đích dùng để nhận tiền lừa được. Hai bên thỏa thuận ăn chia với tỷ lệ 7:3; tức đối tượng nhận 70% tiền lừa đảo, chủ tài khoản kia nhận 30% còn lại.

Hành vi lừa đảo của nhóm đối tượng này hết sức tinh vi. Để "hợp thức hóa" số tiền chiếm đoạt được, hòng che mắt sự phát hiện của lực lượng Công an, sau khi tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên "Bùi Văn Trọng" (tài khoản ngân hàng mà chủ Facebook "B.T.N" đã đưa cho đối tượng Hướng) sẽ được các đối tượng Hoàng Như Linh, Đoàn Quang Đăng tiếp tục chuyển qua các sàn giao dịch điện tử rồi chuyện ngược lại vào tài khoản ngân hàng của các đối tượng này và rút ra tiền mặt.

Từ tháng 10/2019 đến nay, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn nêu trên, lừa đảo chiếm đoạt 46 tỷ đồng của nhiều nạn nhân ở nhiều địa phương trong cả nước.

Theo Thượng tá Mai Văn Toàn, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh, đơn vị đã xác minh thông tin, xác lập chuyên án đấu tranh và triệt phá trong thời gian ngắn.

Qua điều tra cho thấy, các đối tượng gây án rất tinh vi, bắt chước các website có lượng xem đông, có uy tín; nạn nhân mà chúng hướng đến phần lớn là người lớn tuổi từ khoảng 45-50 tuổi trở lên, ít am hiểu công nghệ; các giao dịch không sử dụng máy tính cá nhân mà thực hiện tại các quán net.

Đặc biệt, chúng lợi dụng các sàn giao dịch diện tử để hợp pháp hóa số tiền chiếm đoạt./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Triệt phá nhóm dụ người dùng Facebook nhấn link giả lừa đảo 46 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO