139 tác phẩm vào chung khảo Giải Báo chí quốc gia 2016

05/06/2017 08:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ 1.637 tác phẩm tham dự, đã có 139 tác phẩm thuộc 11 loại giải của 4 loại hình báo chí được chọn vào vòng chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XI-năm 2016.

20170602-m5.JPG

Ảnh: VGP/Thu Cúc

Ngày 2/6/2017, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia lần thứ XI-năm 2016 họp Hội đồng chung khảo.

Chủ tịch Hội đồng chung khảo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cho biết, qua 11 năm tổ chức, giải báo chí quốc gia là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm.

Tham dự giải năm nay có 1.637 tác phẩm thuộc 11 loại giải. Các tác phẩm đã phản ánh trung thực các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2016. Lượng tác phẩm tập trung nhiều vào các lĩnh vực được dư luận quan tâm như: Công tác quản lý Nhà nước, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, những sai phạm trong quản lý đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, cải cách hành chính, quản lý kinh tế… Nhiều tác phẩm có tính phát hiện tốt, có sức ảnh hưởng xã hội; thể hiện tính chuyên nghiệp cao.

Ông Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo cũng đã báo cáo kết quả chấm sơ khảo. Theo đó, trong số 1.637 tác phẩm tham dự, Ban Thư ký đã sàng lọc và loại 87 tác phẩm phạm quy, đưa vào chấm sơ khảo 1.550 tác phẩm.

Hội đồng sơ khảo đã chọn 139 tác phẩm trình Hội đồng chung khảo. Trong đó, giải báo in (tin, bài phản ánh, phỏng vấn) có 18/296 tác phẩm; giải báo in (xã luận, bình luận, chuyên luận) có 13/154 tác phẩm; giải báo in (phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép) có 18/329 tác phẩm;

Giải ảnh báo chí (ảnh đơn, nhóm ảnh, phóng sự ảnh) có 10/120 tác phẩm;

Giải phát thanh (tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp) có 9/47 tác phẩm; giải phát thanh (phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký) có 14/89 tác phẩm;

Giải truyền hình (tin, phóng sự, ký sự) có 19/230 tác phẩm; giải truyền hình (bình luận, giao lưu, tọa đàm) có 11/38 tác phẩm; giải truyền hình (phim tài liệu truyền hình) có 11/81 tác phẩm;

Giải báo điện tử (tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến) có 9/98 tác phẩm; giải báo điện tử (phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép) có 7/68 tác phẩm.

Theo đánh giá của các tiểu ban Hội đồng sơ khảo, các tác phẩm dự giải năm nay có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm. Có những tác phẩm mang tính phát hiện và tính đấu tranh cao, mở đầu cho nhiều loạt bài của các cơ quan báo chí khác trong đấu tranh chống tiêu cực.

Tuy nhiên, ông Mai Đức Lộc cũng cho biết, vẫn còn nhiều tác phẩm chưa có đột phá trong phát hiện đề tài; cách thể hiện còn công thức, rập khuôn, chưa quan tâm đến phản ánh chân thực, khách quan bức tranh thực tiễn và tìm giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

Nhiều bài báo in, báo điện tử có dung lượng quá dài. Các tác phẩm phát thanh vẫn chưa có sự sáng tạo, đổi mới đáng kể. Riêng thể loại bình luận, xã luận thiếu các bài thật sự sắc sảo, theo kịp diễn biến thời sự./.

Theo Chinhphu.vn

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
139 tác phẩm vào chung khảo Giải Báo chí quốc gia 2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO