25 năm hoạt động tại Việt Nam của Schneider Electric

20/04/2019 10:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Schneider Electric đã tổ chức Đối thoại Doanh nghiệp thông qua Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo, chào mừng kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam vào ngày 19/4/2019.

Từ những ngày đầu thị trường thời mở cửa, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng (GDP tăng từ 5,1% (1990) lên 9,5% (1995)). Nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng hằng năm theo sự phát triển của kinh tế Việt Nam, trong đó việc phát triển nguồn điện thị trường miền Trung và miền Nam lúc bấy giờ không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Ngay khi đặt dấu chân đầu tiên đến Việt Nam, Schneider Electric đã bắt tay cùng Chính phủ triển khai công trình đường dây truyền tải điện năng “500kV Bắc – Nam mạch 1” với tổng chiều dài 1.487km từ Hoà Bình đến TP.HCM trong 3 năm 1991 - 1993. Công trình đã góp phần mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam lúc bấy giờ, khi mang điện đến khắp cả nước, tạo điều kiện cho mọi người phát huy năng suất làm việc. Đó cũng là nền tảng cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Schneider Electric và Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đến ngày hôm nay.

Từ khi hoạt động tại Việt Nam năm 1994, Schneider Electric đã sáp nhập và liên kết với nhiều tên tuổi lớn trong ngành, mở rộng danh mục sản phẩm để nâng cao năng lực, phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Nhà máy tại Khu Công nghệ cao TP.HCM được khánh thành vào năm 2017 là một dấu ấn của tập đoàn tại Việt Nam. Thành công tiếp đến là việc ký thỏa thuận hợp tác chiến lược (MOU) với FPT vào tháng 11/2018 vừa qua trước sự chứng kiến của Thủ tướng Pháp và Thủ tướng Việt Nam, nhằm phát triển, triển khai nền tảng thông minh EcoStruxure và đào tạo đội ngũ tư vấn chất lượng.

Chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập, Schneider Electric Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Doanh nghiệp thông qua Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo. Thông qua Hội nghị này, Schneider Electric đã đánh dấu bước chuyển mình. Nắm bắt xu thế số hóa đang diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của CMCN 4.0, sự kiện mang đến những phần trình bày và thảo luận chuyên sâu, thiết thực về vấn đề quản lý, điều hành năng lượng hiệu quả ở các kiến trúc khác nhau như tòa nhà, trung tâm dữ liệu, các nhà máy, khu công nghiệp… Đặc biệt, hội thảo chuyên đề về “Thành phố thông minh và Tòa nhà thông minh” đã giới thiệu những sản phẩm và giải pháp hữu ích, sáng tạo, phù hợp với chủ trương của chính phủ qua đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 của Thủ tướng và nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh hiện nay.

Đến tham dự chương trình, khách mời còn được tham quan và trải nghiệm thực tế các giải pháp đổi mới và sáng tạo được trưng bày trong không gian hội nghị như: EcoStruxure For Building, Power Tag, EcoStruxure Machine & Plant, EcoStrucxure Grid, EcoStruxure for Data Centers, Connected Living. Đây chính là chìa khóa để quản lý năng lượng hiệu quả, giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng số hóa trên thị trường.   EcoStruxure –  Công nghệ chủ lực chiến lược Phát huy những thành tựu và kinh nghiệm suốt 25 năm qua, nắm bắt những xu hướng và sáng kiến được trao đổi tại Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo, Schneider Electric tiếp tục   triển khai và phát triển EcoStruxure – nền tảng công nghệ IoT mở giúp thúc đẩy và thoả mãn nhu cầu chuyển đổi số của các tổ chức, cá nhân trong CMCN 4.0.  

EcoStruxure của Schneider Electric là một nền tảng công nghệ IoT mở và có tính tương tác cao, cho phép kết nối các thiết bị với nhau  hỗ trợ cho người dùng  quản lý và vận hành hệ thống hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững. EcoStruxure sẽ là sản phẩm chủ lực trong thời gian tiếp theo, được tối ưu hóa và mở rộng thị trường, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, bệnh viện, các trung tâm dữ liệu – những phân khúc tiềm năng và đặc biệt quan trọng trong thời kỳ CMCN 4.0. 

Tuấn Trần

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
25 năm hoạt động tại Việt Nam của Schneider Electric
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO